06/02/2021 11:59 GMT+7

Tàu Trung Quốc vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư lần đầu sau luật hải cảnh

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, 2 tàu Trung Quốc đã hướng mũi tàu về phía các tàu cá Nhật Bản, dường như nhằm tiếp cận các tàu này. Tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư lần đầu từ hôm 1-2.

Tàu Trung Quốc vào vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư lần đầu sau luật hải cảnh - Ảnh 1.

Một tàu Trung Quốc di chuyển gần tàu cá Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 6-2 đưa tin tàu hải cảnh Trung Quốc "đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lần đầu tiên kể từ khi luật hải cảnh của Trung Quốc có hiệu lực" hôm 1-2.

Cụ thể, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết 2 tàu hải cảnh Trung Quốc "xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản", gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà hai nước đang có tranh chấp vào khoảng 4h45 sáng 6-2.

Đây là vụ xâm nhập như vậy lần thứ tư từ đầu năm nay. Sau vụ xâm nhập ngày 6-2, các quan chức cho biết chính phủ Nhật Bản đã lập một nhóm đặc biệt tại văn phòng thủ tướng Nhật Bản để phân tích tình hình.

Vào thời điểm trên, có 2 tàu cá Nhật Bản đang di chuyển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu Trung Quốc hướng mũi tàu về phía các tàu cá Nhật Bản, dường như để tiếp cận các tàu này lúc 4h52 sáng 6-2.

Vị trí xảy ra vụ việc nằm cách đảo Minamikojima khoảng 22km về phía nam. Các tàu lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã được triển khai để bảo vệ tàu Nhật Bản, theo cơ quan chỉ huy bảo vệ bờ biển khu vực số 11 đóng ở thành phố Naha, tỉnh Okinawa.

Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên xuất hiện quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong năm 2020, tàu Trung Quốc đã xuất hiện ở khu vực quanh quần đảo Senkaku với mức kỷ lục 333 lần.

Hôm 1-2, luật hải cảnh mà Trung Quốc tự ban hành có hiệu lực. Luật này cho phép áp dụng "tất cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí" khi cái gọi là "chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc" bị xâm phạm, cũng như phá hủy công trình nước ngoài ở vùng biển, đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cuối tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định "cam kết vững chắc" của Mỹ đối việc bảo vệ Nhật Bản, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo hiệp ước an ninh giữa hai nước.

Hôm nay 1-2 luật hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực, chặn được không? Hôm nay 1-2 luật hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực, chặn được không?

TTO - Luật này cho phép áp dụng "tất cả biện pháp cần thiết, gồm sử dụng vũ khí" khi cái gọi là "chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán Trung Quốc" bị xâm phạm; phá hủy công trình nước ngoài ở vùng biển, đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên