19/06/2018 14:53 GMT+7

Tàu thăm dò NASA chụp ảnh selfie giữa bão cát sao Hỏa

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Tàu thăm dò Curiosity vừa gửi một bức ảnh tự chụp giữa cơn bão cát đang hoành hành trên ¼ diện tích bề mặt hành tinh Đỏ.

Tàu thăm dò NASA chụp ảnh selfie giữa bão cát sao Hỏa - Ảnh 1.

Tàu thăm dò Curiosity gửi một bức ảnh về Trái đất giữa cơn bão lớn ở sao Hỏa - Ảnh: NASA

Ảnh cho thấy một vùng rộng lớn trên sao Hỏa đang bị bao phủ bởi khói bụi mù mịt. Bên dưới tàu thăm dò là bề mặt khô cằn, lởm chởm đất đá. Các nhà khoa học cho rằng cấu trúc đá ở đây có tuổi đời lên đến hàng tỉ năm.

Theo Daily Mail, bức ảnh vừa được Curiosity gửi về Trái đất để các nhà khoa học NASA biết tình trạng của sao Hỏa trong không gian.

Nếu để ý kỹ bức ảnh ta sẽ thấy một bánh xe của Curiosity bị mất đi 2 vân ma sát. Đây là một trong những hư hại của Curiosity được phát hiện năm 2017.

Dù các bánh xe được thiết kế rất hiện đại: làm bằng nhôm cứng, có đường kính 50cm và bề mặt rộng 40cm, vành ngoài bằng titan…, nhưng địa hình khắc nghiệt của sao Hỏa vẫn để lại nhiều hư hại cho các bánh xe nói riêng và toàn bộ tàu thăm dò nói chung.

Tàu thăm dò NASA chụp ảnh selfie giữa bão cát sao Hỏa - Ảnh 2.

Bề mặt đầy các khối đá lớn ở sao Hỏa làm hư hại nhanh chóng các bánh xe của Curiosity - Ảnh: NASA

Trong khi Curiosity chỉ ở rìa , 'đồng đội' của nó - tàu thăm dò Opportunity, vẫn đang mắc kẹt giữa tâm bão sao Hỏa và đã chuyển sang chế độ ngừng hoạt động từ ngày 12-6. Các nhà khoa học đang tìm cách liên lạc trở lại với Opportunity nhưng vẫn chưa được.

Curiosity đến sao Hỏa ngày 6-8-2012, đảm nhận nhiệm vụ điều tra liệu khí hậu và địa chất sao Hỏa có thể cung cấp điều kiện môi trường thuận lợi cho cuộc sống của vi sinh vật hay không.

Curiosity truy tìm nước và tính toán khả năng sống sót của con người trên hành tinh Đỏ. Tháng 12-2012, nhiệm vụ hai năm của Curiosity trên sao Hỏa đã được gia hạn vô thời hạn.

Bão cát Sao Hỏa ‘chôn chân’ tàu thăm dò NASA

TTO - Một cơn bão bụi khủng khiếp trên Sao Hỏa đang ‘nuốt chửng’ tàu thăm dò Opportunity của NASA làm cho thiết bị này tạm thời ngưng hoạt động.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên