TTCT - Gần như mọi phân tích về chiến tranh và chiến tranh trên biển hiện đại đều cho rằng tàu sân bay ngày nay là những mục tiêu quá ngon ăn trong thời buổi định vị và bấm nút: chúng có thể bị tìm ra, theo dõi, và tiêu diệt bằng tên lửa dễ hơn nhiều so với trước kia. Vậy thì tại sao nhiều nước vẫn chạy đua đóng mới những chiếc tàu ngày một lớn?Visakhapatnam - tàu khu trục tên lửa có dẫn đường tàng hình P15B bản địa đầu tiên, đóng tại bến tàu Mazagon, Mumbai được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ ngày 28 -10 -2021. (Nguồn: Wiki)Không chỉ Trung Quốc hay Ấn Độ tăng cường năng lực tàu sân bay. Trong thập kỷ qua, Anh đã đóng mới và đưa vào biên chế hai tàu sân bay lớn, Nhật Bản chỉnh sửa hai tàu hiện hữu để có thể cất và hạ cánh máy bay chiến đấu hiện đại, Hàn Quốc đang cân nhắc tự đóng tàu sân bay...Câu trả lời có lẽ nằm ở tính đa nhiệm của loại tàu này. Nhưng trước hết, chúng vẫn còn hữu ích về mặt quân sự: vẫn là một sân bay di động có lẽ dễ phòng thủ và sống sót hơn so với các cơ sở cố định. Thậm chí ngay cả nếu tàu sân bay gặp rủi ro lớn trong kịch bản chiến đấu cường độ cao, chúng vẫn hữu ích trong hàng loạt kịch bản khác khi chiến sự không diễn ra quá cấp tập, hay thậm chí cho các mục đích phi quân sự.Sự ra đời của các máy bay chiến đấu thế hệ mới cũng là một nguyên nhân quan trọng. Như với Mỹ, thế hệ máy bay chiến đấu thứ năm F-35B có thể vận hành ngay cả trên những tàu sân bay nhỏ, chi phí phải chăng. Các phi đội của không - hải quân Anh, Ý, và Nhật Bản hiện đều có chủ lực là F-35B. Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc cũng đều có các máy bay này.Thứ hai, việc hạ thủy một tàu sân bay mang lại uy tín lớn lao cho một quốc gia nói chung, và hải quân nước đó nói riêng, như những tự hào phủ kín báo chí Ấn Độ và Trung Quốc suốt hơn một tháng qua. Ngay cả nếu chỉ hoạt động hạn chế trong một chiến dịch Đài Loan chẳng hạn, các tàu sân bay Trung Quốc vẫn có ý nghĩa tinh thần to lớn. Nga cũng đã vất vả đưa chiếc tàu sân bay cổ lỗ của họ, Đô đốc Kuznetsov, tới tận Syria vào năm 2016 chỉ để chứng minh rằng họ vẫn còn năng lực đó.Với những nước như Mỹ, Anh, hay Nga, chiếc tàu sân bay thể hiện năng lực toàn cầu của một quân đội. Với Trung Quốc và Ấn Độ, nó đại diện cho tính hiện đại và sự vươn lên vị thế siêu cường.Tuy nhiên, như đã nói, không phải nước nào cũng mặn mà hay đủ sức theo đuổi hoặc tiếp tục đại dự án tàu sân bay. Nga chính là một ví dụ, chiếc Đô đốc Kuznetsov đã ngưng hoạt động từ năm 2018 để bảo dưỡng và không biết bao giờ mới trở lại. Hải quân Brazil cũng đã thất bại trong việc đưa trở lại biển chiếc Sao Paulo (vốn là chiếc Foch cũ của Pháp). Những nước này có vẻ quyết định rằng chi phí đóng, mua mới và duy trì tàu sân bay là quá cao so với lợi ích và uy tín thu được.■ Tags: Tàu sân bayTrung QuốcẤn Độ
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.