Hình ảnh đầu tiên do Philae gửi từ bề mặt sao chổi - Ảnh: Nature |
Việc gửi dữ liệu diễn ra đêm qua 14-11, và hiện Philae đang ở "chế độ ngủ đông". Theo các kỹ sư làm nhiệm vụ theo dõi Philae, tàu bị một vách đá trên sao chổi che phủ, do đó không đủ ánh sáng mặt trời để nạp năng lượng vào hệ thống nên phải "ngủ đông".
Nhà khoa học Stephan Ulamec thuộc Trung tâm nghiên cứu vũ trụ Đức (DLR) cho biết trước khi ngừng hoạt động, Philae đã truyền tải tất cả các dữ liệu khoa học mà nó thu thập được sau khi khoan bề mặt sao chổi.
"Nó đã hoạt động ấn tượng trong điều kiện khó khăn, và chúng ta có thể hoàn toàn tự hào về thành công khoa học đáng kinh ngạc mà Philae mang lại", ông nói.
Sau khi khoan thành công bề mặt sao chổi và gửi dữ liệu về Trái đất, Philae đã rơi vào chế độ "ngủ đông" do hết pin - Ảnh: EPA |
Theo AFP, khi Philae truyền dữ liệu từ nơi cách xa Trái đất hơn 500 triệu km, ESA đã cập nhật liên tục trên Twitter sự kiện này. ESA cũng nói việc Philae "ngủ đông" có thể không phải là vĩnh viễn.
Philae đáp xuống bề mặt sao chổi 67P ngày 12-11 vừa qua, là thiết bị vũ trụ đầu tiên trên thế giới đáp thành công xuống một sao chổi.
Sự kiện này cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của con người và hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống, do sao chổi được cho là nắm giữ những bí mật về nguồn gốc Hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trên Trái đất cách đây 4,6 tỉ năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận