Tàu Energy Observer đi vòng quanh Trái đất hơn 5 năm mà không cần đổ nhiên liệu - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty
Energy Observer là tên của con tàu hydrogen đầu tiên tự hành và không phát thải, vừa là phương tiện vận động vừa là phòng thí nghiệm cho quá trình chuyển đổi sinh thái.
Con tàu đi vòng quanh thế giới trong bảy năm, dừng chân ở những thành phố mang tính biểu tượng, gặp gỡ nhiều người đã dành tâm huyết để tạo ra các giải pháp phát triển bền vững và tôn trọng hành tinh.
Thuyền viên ngắm cảnh trên tàu khi neo đậu tại TP.HCM - Ảnh: Energy Observer Production - MDGVE
Khởi hành vào năm 2017 từ Saint-Malo, cảng quê hương của con tàu, Energy Observer đã đi hơn 50.000 hải lý, 72 lần dừng chân, trong đó có 16 lần tổ chức làng giáo dục lưu động, và đến thăm hơn 40 quốc gia.
Việt Nam là một trong những điểm dừng chân cuối trong chuyến du hành của Energy Observer ở Đông Nam Á.
Tàu Energy Observer có chiều dài 30m và có chiều ngang 12m, tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý/h - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty
Energy Observer là một phòng thí nghiệm chuyển đổi sinh thái được thiết kế để thúc đẩy công nghệ không phát thải.
Năng lượng hydro, mặt trời, gió, thủy triều đã được thử nghiệm và tối ưu hóa ở trên tàu, nhằm biến thành năng lượng sạch.
Con tàu được trang bị hơn 200 tấm pin năng lượng mặt trời được thiết kế phía trên tàu - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty
Theo kế hoạch, trong chuyến thăm Việt Nam, các thuyền viên trên tàu Energy Observer sẽ thảo luận những thách thức đối với tương lai nguồn năng lượng của Việt Nam thông qua các chủ đề: ô nhiễm và tái chế nhựa, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, turbine gió gần bờ, năng lượng carbon thấp và độ mặn của sông Mekong…
Con tàu du hành qua nhiều quốc gia nhằm khảo sát toàn bộ những giải pháp có lợi cho quá trình chuyển đổi sinh thái và nâng cao nhận thức về vấn đề này - Ảnh: Energy Observer Production - Georges Conty
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận