28/06/2019 11:42 GMT+7

Tàu NASA thăm dò sự sống trên mặt trăng sao Thổ

ĐỨC LONG - ANH THƯ
ĐỨC LONG - ANH THƯ

TTO - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ đưa máy bay không người lái có tên Dragonfly lên mặt trăng lớn nhất của sao Thổ với hi vọng thăm dò sự sống và tìm manh mối về nguồn gốc loài người.

Tàu NASA thăm dò sự sống trên mặt trăng sao Thổ - Ảnh 1.

Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ - Ảnh: NASA

Trong thông báo ngày 27-6, NASA cho biết Dragonfly - có kích thước bằng một xe chuyên chở người chơi golf và chạy bằng năng lượng hạt nhân, sẽ được phóng vào năm 2026 và lên tới mặt trăng Titan - mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, năm 2034.

Sở dĩ NASA chọn Titan là vì mặt trăng này có sự tương đồng nhất với các đặc điểm ban đầu của Trái đất và có tiềm năng để nghiên cứu nguồn gốc của sự sống.

Dragonfly cũng là thiết bị đổ bộ đầu tiên có khả năng bay hơn 161km xuyên qua bầu khí quyển dày đặc của Titan.

Theo Reuters, các công cụ gắn trên Dragonfly sẽ thu thập và đánh giá khả năng cư trú của Titan, đồng thời tìm kiếm các dấu vết hóa học trong quá khứ hoặc thậm chí là hiện tại.

Tàu NASA thăm dò sự sống trên mặt trăng sao Thổ - Ảnh 2.

Dữ liệu của NASA cho thấy các hồ chất lỏng trên bề mặt Titan khác hơn nhiều so với những gì chúng ta đã nghĩ - Ảnh: NASA

Các nhà khoa học xem Titan là một hành tinh tương tự như Trái đất ở giai đoạn mới hình thành và có bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Titan gồm phần lớn khí nitơ, tương tự như của Trái đất, nhưng có mật độ dày gấp 4 lần.

Ngoài ra Tiran là thiên thể duy nhất ngoài Trái đất được biết là có sông, hồ và biển chất lỏng trên bề mặt. Mặc dù sông, hồ và biển của Titan có chứa hydrocarbon như metan và etan nhưng không phải là nước.

Titan có lớp vỏ băng dày, bên dưới là một đại dương chủ yếu là nước. Đại dương ngầm dưới lòng đất có thể chứa các dạng sống như chúng ta đã biết trên Trái đất trong khi biển và hồ trên bề mặt có thể có các dạng sống dựa vào các hóa chất khác nhau hoặc là những thực thể vô hồn.

Theo AFP, các thiết bị Dragonfly mang theo sẽ giúp nghiên cứu đặc tính của bề mặt và khi quyển trên mặt trăng Titan cũng như các hồ chứa chất lỏng trên bề mặt và đại dương ngầm dưới lòng đất. Dragonfly cũng sẽ nghiên cứu về các bằng chứng hóa học của sự sống trong quá khứ hay ở thời điểm hiện tại.

Dragonfly là nhiệm vụ thám hiểm hệ mặt trời thứ tư trong chương trình New Frontiers của NASA. Các nhiệm vụ khác gồm có nghiên cứu Sao Diêm vương bằng tàu thăm dò New Horizons vào năm 2006 và nghiên cứu tiểu hành tinh đá Bennu bằng tàu OSIRIS-REx năm 2016...

Một ngày trên Sao Thổ dài mấy tiếng? Một ngày trên Sao Thổ dài mấy tiếng?

TTO - Đó là bí ẩn kéo dài nhiều thập niên trong giới nghiên cứu về hệ Mặt Trời. Vừa qua, sinh viên cao học tại ĐH California Santa Cruz, Hoa Kỳ vừa đo được 1 ngày trên Thổ tinh bằng 10 giờ, 33 phút và 38 giây trên Trái Đất.

ĐỨC LONG - ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên