Vỏ lon bia, rác thải dưới đáy biển ngay trên khu bảo tồn rùa biển Cù Lao Chàm - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI
Việc hoạt động trái phép này đã nhiều lần bị chính quyền TP Hội An đề nghị xử lý. Trong khi đó, từ tác động của các hoạt động du lịch, một lượng lớn rác thải đã được ném xuống đáy biển Cù Lao Chàm.
Đó là nội dung trong trong báo cáo của Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm về tình hình hoạt động trái phép của canô du lịch trên các khu vực cấm của đảo này.
Cù Lao Chàm 'tổn thương' nặng từ du lịch
Từng sở hữu những bãi cát nguyên vẹn, đẹp hoang sơ như chưa từng có dấu chân người nhưng nhiều khu vực ở đảo Cù Lao Chàm nay đang chịu tổn thương nặng từ các hoạt động du lịch.
Khi Hội An đang cố gắng điều tiết lượng khách ra đảo Cù Lao Chàm bằng lối ra qua cảng Cửa Đại thì đã có những chuyến tàu công suất lớn, nổ máy quẫy chân vịt neo tại khu vực cấm ở đảo Cù Lao Chàm.
Khác với bức tranh trên mặt biển, đáy biển Cù Lao Chàm chứa cả một thế giới rác - Clip: LÊ XUÂN ÁI
Những hành vi này không chỉ vi phạm các quy định về bảo tồn mà còn tạo tiền lệ vô cùng xấu trong khi cộng đồng, chính quyền Hội An đang tìm cách giữ cho hòn đảo này nguyên vẹn.
Nhiều thời điểm trên bãi cát Cù Lao Chàm bị xâu xé bởi các dự án nghỉ dưỡng, phía dưới mặt nước là một thế giới rác. Vỏ lon bia, túi nilông, rác thải nhựa... từ các tàu du lịch được du khách dùng rồi ném thẳng xuống mặt biển.
Số rác thải này trở thành những cái bẫy hủy diệt tôm cá, làm hư hại các rặng san hô, cỏ biển vốn được các nhà khoa học, chuyên gia bảo tồn biển kỳ công gieo cấy trong nhiều năm.
Nhiều câu hỏi đang chờ Đà Nẵng trả lời
"Hội An không có quan điểm bảo thủ, "độc quyền tuyến" mà đứng trên quan điểm bảo tồn để giữ cho Cù Lao Chàm mãi nguyên vẹn trước sức ép của phát triển. Tất cả những gì tốt nhất cho Cù Lao Chàm đang được cả cộng đồng, người dân, chính quyền Hội An làm mọi cách để giữ".
Đó là khẳng định của một lãnh đạo Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm trước nhiều thông tin khác biệt nhau liên quan đến việc TP Đà Nẵng đang tính chuyện mở tuyến du lịch bằng tàu biển từ sông Hàn ra thẳng Cù Lao Chàm.
Khi ý tưởng này còn đang trong trứng nước, các bên còn phải ngồi lại để thống nhất với nhau trước khi bắt tay vào thực hiện thì những hậu quả nhãn tiền từ việc để tàu đi thẳng trên tuyến này đã bộc lộ.
"Tàu thuyền đi ra Cù Lao Chàm ai sẽ kiểm soát lượng người lên đảo? Rác thải đổ ở đâu? Nước sạch lấy đâu mà dùng? Tàu neo đậu ở đâu, đi qua luồng lạch nào hay sẽ xuyên qua vùng lõi đã được quy hoạch làm khu bảo tồn? Việc quản lý sẽ thế nào? - đó là hàng loạt những câu hỏi được một cựu lãnh đạo TP Hội An đặt ra chờ TP Đà Nẵng trả lời khi Đà Nẵng tính mở tuyến du lịch biển này.
Rác thải đủ loại dưới đáy biển Cù Lao Chàm - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI
Một đồ dùng nhựa được ném xuống đáy biển - Ảnh: LÊ XUÂN ÁI
Nhiều công trình, các mạch nước ngầm tại Cù Lao Chàm biến mất. Trong ảnh là một giếng cổ nay đã trơ đáy - Ảnh: T.B.DŨNG
Các kỹ sư bảo tồn, các nhà khoa học vẫn hàng ngày miệt mài cấy ghép, canh giữ sinh vật biển để giữ cho Cù Lao Chàm phát triển bền vững - Ảnh: T.B.DŨNG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận