Phóng to |
Để không mất thời gian trèo cây, anh Kon Sa A Khrim (28 tuổi) dùng dây rừng chuyền sang các cây thông rừng có khoảng cách gần để hái trái |
Phóng to |
Cây móc - dụng cụ không thể thiếu của các “Tarzan” khi hành nghề |
Phóng to |
Bàn tay chai sạn của ông Ka Sã Ha Dương (52 tuổi), người có thâm niên 15 năm trong nghề |
Phóng to |
Anh Kon Sa A Rim (25 tuổi, đã có thâm niên 10 năm hái thông rừng) trèo lên ngọn thông cao gần 30m để hái trái |
Phóng to |
Để chinh phục những cây thông cao to, những “Tarzan” phải dùng cây móc đu người trèo lên |
Phóng to |
Những trái thông rừng rụng xuống đất được nhặt cẩn thận bỏ vào bao tải |
Phóng to |
Từng tốp thanh niên sau khi hái trái thông rừng đợi nhau xuống núi Tà Năng, huyện Đức Trọng để về nhà |
Phóng to |
Bữa trưa giữa rừng chỉ có cơm trắng và rau xào của một nhóm “Tarzan” |
Phóng to |
Quả thông rừng được trau chuốt để trang trí cho cây Noel |
Nghề hái trái thông rừng gian nan và nguy hiểm nên rất ít người bám với nghề lâu dài. Những trai làng bám nghề nhiều năm được nhiều người trong bản gọi họ là những “Tarzan” rừng thông. Một ngày với những “Tarzan” chuyên hái thông rừng thì thời gian ở trên cây nhiều hơn thời gian ở dưới đất. Thường thì họ phải dậy từ lúc sáng sớm, lo vắt cơm, quảy đồ nghề bắt đầu một ngày rong ruổi khắp núi đồi để tìm những vạt thông có trái hiếm hoi vào mùa khô và về khi trời bắt đầu chập choạng tối. Ở Tây nguyên nắng gió, một năm có hai mùa có thể hái trái thông rừng. Vào tháng 5 tới tháng 8 là mùa thông hai lá. Mùa này hái trái thông rất dễ. cây thông hai lá thấp, trái to chỉ cần trèo lên cây rung thật mạnh hoặc đập cho thông rụng xuống và lượm. Nhưng từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau là mùa thông ba lá, loại này rất khó hái vì trái ít và phải trèo lên những cây thông cao 20-30m. chỉ những thanh niên to khỏe, gan dạ mới đi hái vào mùa này.
Sau khoảng một tháng mưu sinh, họ thường gom khoảng chục tấn trái thông tươi chở bán cho nhà buôn các nơi tại TP Đà Lạt, các huyện Đức Trọng, Đơn Dương... với giá 4.000 đồng/kg. Từ đây những trái thông rừng tươi được phơi khô cho nở bung có màu hổ phách tươi tắn, sau đó được các nhà buôn đưa về bán ở TP.HCM, xuất khẩu ra nước ngoài để trang trí trong các ngày lễ, làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận