Phóng to |
Theo ông Lưu, "muốn có nhiều ý kiến tâm huyết thì từng địa phương phải có biện pháp để lấy được ý kiến người dân ở từng chi ủy, tổ chức công đoàn cơ sở, trường học, khu dân cư và từng gia đình. Tương tự, việc tập hợp ý kiến nhân dân cũng phải vừa dân chủ, khách quan và làm sao để tất cả người dân đều được bày tỏ việc đồng tình, không hoặc có ý kiến khác, chứ không chỉ dừng ở những bài phát biểu tại các hội thảo".
Làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng
Góp ý về vai trò lãnh đạo của Ðảng, đa số ý kiến đại biểu tán thành việc bổ sung một số điểm mới tại điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ðại biểu Nguyễn Quốc Khánh (quận Ba Ðình) cho rằng những điểm mới được quy định tại dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 như tại khoản 2, điều 4 quy định "... chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình". Tuy nhiên, theo đại biểu Khánh, dự thảo nêu như trên mới thể hiện được trách nhiệm chính trị của Ðảng, vì vậy ông Khánh đề nghị ngoài trách nhiệm chính trị, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của Ðảng cả về mặt pháp lý.
Theo đại biểu Hoàng Công Khôi, bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm, việc tiếp tục khẳng định về vai trò lãnh đạo của Ðảng tại điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp là hoàn toàn đúng đắn. Ðặc biệt là việc bổ sung khoản 2, điều 4 đã khẳng định bản chất của Ðảng, thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa Ðảng và nhân dân cũng như xác định rõ trách nhiệm của Ðảng trước nhân dân. "Tôi đề nghị để thấy rõ hơn về trách nhiệm pháp lý của các tổ chức Ðảng và đảng viên, đề nghị sửa lại khoản 3, điều 4 như "hoạt động của các tổ chức Ðảng và đảng viên tuân thủ Hiến pháp và pháp luật" - đại biểu Khôi kiến nghị.
Cũng liên quan đến vai trò lãnh đạo của Ðảng, đại biểu Phạm Nguyên Nhung (huyện Thanh Trì) đề nghị cần làm rõ, xác định rõ nội dung, điều kiện, cơ chế nào để người dân thực hiện quyền giám sát đối với Ðảng, cơ chế chịu trách nhiệm của Ðảng.
Phải làm rõ thu hồi đất thế nào là cần thiết
Ðại biểu Lưu Ðắc Dũng (quận Long Biên) cho rằng trong điều 58 có quy định "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội", song "trường hợp thật cần thiết ở đây sẽ được hiểu ra sao?". Theo ông Dũng, chính vì những quy định của pháp luật đất đai hiện nay thiếu rõ ràng nên đã nảy sinh nhiều hệ lụy, bị xói mòn bởi tình trạng tư nhân hóa ngầm về đất đai, tạo điểm nghẽn về pháp lý trong thực thi quản lý đất đai. "Tôi đề nghị phải làm rõ và phải làm sáng tỏ ý nghĩa của quy định khi nào được coi là thật sự cần thiết. Nếu không rõ ngay trong đạo luật gốc thì đến khi cụ thể hóa trong luật rất dễ xảy ra những cách vận dụng khác nhau" - ông Dũng kiến nghị.
Dẫn chứng thực tế việc thực hiện các chính sách thu hồi đất đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua còn nhiều bất cập, dẫn đến khiếu kiện về đất đai tăng hằng năm, đại biểu Dũng đề nghị: "Ðể đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, đối với trường hợp sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải áp dụng hình thức trưng mua, trưng dụng".
Ðại biểu Hoàng Mạnh Phú - chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ - cho rằng ngay trong quản lý thực tế ở địa phương, khi các đạo luật quy định không rõ ràng đã dẫn đến tình trạng hiểu sai, hiểu không đầy đủ. "Nếu chỉ nói thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết mà không cắt nghĩa khi nào là cần thiết thì địa phương cũng không hiểu. Khi đã không hiểu thì khó tránh đến vận dụng không đúng, vì vậy tôi đề nghị Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nghiên cứu, làm rõ điểm nghẽn này" - đại biểu Phú kiến nghị.
VÕ THÀNH TÂM (ủy viên BCH Ðoàn khoa kinh tế phát triển, giảng viên ÐH Kinh tế TP.HCM): Quyền được sống trong môi trường an toàn, trong lành Một thời gian dài vì ưu tiên cho phát triển kinh tế nên việc bảo vệ môi trường đã có lúc bị xem nhẹ, là mục tiêu thứ yếu của các nhà lập pháp cũng như hành pháp. Ðiều đó thể hiện qua việc đạo luật mẹ - Hiến pháp 1992 nhắc đến vấn đề môi trường chỉ ba lần; Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam được ban hành năm 1993 và 2005 cũng chưa phát huy được tác dụng như mong muốn. Nhiều địa phương vì áp lực tăng trưởng đã chấp nhận chào mời những dự án gây ô nhiễm rất lớn hoặc tiêu tốn rất nhiều năng lượng như các ngành luyện kim, ximăng, sửa chữa tàu thủy, khai khoáng... Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung nhiều nội dung mới về vấn đề bảo vệ môi trường cho thấy có sự chuyển đổi và quan tâm mạnh mẽ đến môi trường khi có đến 10 lần đề cập về môi trường. Trong đó điều 46 và điều 68 là hai điều mới nhấn mạnh đến quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ của Nhà nước, của mọi tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Tuy vậy, khoản 1 điều 46 khi nhắc về quyền con người: "mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành" vẫn chưa đầy đủ. Theo tôi, không nên nhắc đến môi trường với nghĩa hẹp mang tính vật chất chỉ bao gồm: đất, nước, không khí... mà phải mang nghĩa rộng và bao quát là môi trường sống. Bởi không ai chịu sống trong môi trường trong lành nhưng lúc nào cũng có cảm giác bất an, lo lắng cho tính mạng của mình bởi hàng loạt trận động đất liên tục xảy ra quanh một thủy điện vừa xây? Hay lúc nào cũng lo lắng cho sự an toàn của mình bởi tình trạng tội phạm gia tăng ở những đô thị lớn. Vì vậy khoản 1 điều 46 cần quy định "mọi người có quyền được sống trong môi trường an toàn, trong lành" để buộc Nhà nước phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc đảm bảo các quyền về con người. THẠCH HÀghi |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận