Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tufts và Viện Wyss của Đại học Harvard đã đặt tên cho những robot sống này là anthrobot.
Tác giả nghiên cứu Michael Levin, giáo sư sinh học tại Trường Khoa học & Nghệ thuật Tufts, cho biết: “Chúng ta đã không nhận ra tất cả những khả năng mà tế bào cơ thể của chúng ta có được”.
Giáo sư Levin cho biết thêm khi còn sống, anthrobot không phải là sinh vật hoàn thiện vì chúng không có vòng đời đầy đủ.
Các nhà khoa học đã sử dụng tế bào từ khí quản của người trưởng thành. Họ là những người hiến tặng ẩn danh ở các lứa tuổi và giới tính khác nhau.
Đồng tác giả nghiên cứu Gizem Gumuskaya, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Tufts, cho biết các nhà nghiên cứu tập trung vào loại tế bào này vì chúng tương đối dễ tiếp cận.
Các tế bào khí quản được bao phủ từ các phần nhô ra giống như lông gọi là lông mao, có gợn sóng. Lông mao thường giúp các tế bào khí quản đẩy ra các hạt bụi nhỏ tìm vào đường dẫn khí của phổi.
Gumuskaya đã thử nghiệm các thành phần hóa học với tế bào khí quản đang phát triển và tìm ra cách khuyến khích lông mao hướng ra ngoài. Khi cô đã tìm được ma trận phù hợp, các tế bào sẽ di động sau vài ngày, và các lông mao hoạt động hơi giống mái chèo.
Cô nói: “Không có gì xảy ra vào ngày đầu tiên, ngày thứ hai, ngày thứ tư hoặc thứ năm, nhưng vào khoảng ngày thứ bảy, có một sự chuyển đổi nhanh chóng. Nó giống như một bông hoa đang nở rộ. Đến ngày thứ bảy, lông mao đã lật ngược và nằm ở bên ngoài".
Theo cô Gumuskaya, với phương pháp này, mỗi anthrobot phát triển từ một tế bào duy nhất. Các anthrobot mà nhóm tạo ra không giống nhau về hình dạng.
Chúng di chuyển theo nhiều cách khác nhau - một số theo đường thẳng, một số theo vòng tròn chặt chẽ, trong khi những số khác đứng yên và ngọ nguậy. Chúng sống sót tới 60 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu được công bố hôm 30-11 trên tạp chí The Journal Advanced Science.
Hy vọng ứng dụng robot sống trong y tế
Nghiên cứu tạo ra robot sống từ tế bào người được xây dựng dựa trên công trình trước đó của một số nhà khoa học - những người đã tạo ra robot sống đầu tiên hay còn gọi là xenobot. Họ lấy tế bào gốc từ phôi của loài ếch có móng tại châu Phi (Xenopus laevis).
Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu anthrobot có thể ứng dụng trong y tế hay không. Họ cũng thử nghiệm cho anthrobot di chuyển qua các tế bào thần kinh của con người đã bị “trầy xước” - để mô phỏng tổn thương - và được nuôi trong đĩa thí nghiệm.
Kết quả khiến họ rất ngạc nhiên khi thấy các anthrobot khuyến khích sự phát triển ở vùng tế bào thần kinh bị tổn thương, mặc dù họ vẫn chưa hiểu hết cơ chế chữa lành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận