TTCT - Trong các phương án đề xuất tăng tuổi hưu và những ý kiến bàn thảo lại không thấy (hay cố tình lờ đi) tính mục đích của vấn đề kéo dài tuổi hưu là để tránh vỡ quỹ lương hưu hay là tận dụng chất xám, năng lực, kinh nghiệm của một bộ phận nhân lực trình độ cao trong việc phát triển đất nước. Tính đến chuyện tuổi hưu phải nghĩ đến cơ hội cho giới trẻ tham gia vào những vị trí lãnh đạo và thăng tiến - Ảnh: Minh ĐứcTại hội thảo “Đánh giá tài chính quỹ hưu trí ở Việt Nam - kết quả dự báo và những khuyến nghị” giữa năm ngoái ở Hà Nội, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) dự báo đến năm 2020 quỹ lương hưu của Việt Nam sẽ bắt đầu bị thâm hụt và cạn kiệt trong khoảng 9-10 năm sau đó.Tránh vỡ quỹ lương hưu?Theo ILO, số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Việt Nam mới chỉ chiếm 20% lực lượng lao động. Tỉ lệ người đóng BHXH trên số người hưởng lương hưu có xu hướng giảm. Năm 1996 có 217 người đóng cho một người hưởng lương hưu, đến năm 2011 tỉ lệ này chỉ còn 10/1.Trong khi đó, tuổi nghỉ hưu trung bình cũng khá thấp (tính chung cả nam và nữ là 53,2 tuổi) khiến thời gian đóng BHXH ngắn đi, thời gian hưởng kéo dài hơn (gần 20 năm) vì tuổi thọ trung bình của người hưởng lương hưu đã tăng lên 73 tuổi. Việc tăng lương hưu theo thời gian cũng khiến quỹ BHXH bội chi nhiều. Trong khi quỹ BHXH tăng bình quân dưới 10% thì qua nhiều lần điều chỉnh, từ năm 2007 đến nay lương hưu đã tăng 134%. Và kết quả là tỉ lệ chi quỹ hương hưu năm 2011 đã chiếm 94,65%/tổng thu so với 64,4% năm 2007. Kết quả từ những nghiên cứu trên cho thấy nguy cơ vỡ quỹ BHXH là khó tránh khỏi.Các chuyên gia ILO khuyến nghị Việt Nam nên tính đến phương án tăng tuổi nghỉ hưu và điều chỉnh công thức tính lương hưu.Phải chăng để đối phó với việc vỡ quỹ lương hưu nên mới có đề xuất phương án tăng tuổi hưu lên năm năm so với tuổi hưu hiện nay? Nếu đây là mục đích chính của việc kéo dài tuổi hưu thì khỏi cần bàn cãi nhiều mà cứ tăng đại trà, không cần thu hẹp từng nhóm hay chức danh, vị trí… Tuy nhiên, vấn đề này sẽ gây ra nhiều trở ngại trước áp lực tạo việc làm mới và tinh giản biên chế. Có thể thấy nếu kéo dài tuổi hưu thêm năm năm sẽ gây ra hệ lụy thất nghiệp cho năm thế hệ, là rào cản cho một bộ phận nhân lực trẻ, có chuyên môn không tiếp cận được những vị trí, chức vụ cao để phát huy năng lực của mình.Ngoài những rào cản và hệ lụy đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng quan điểm kéo dài tuổi hưu để giảm bớt gánh nặng chi trả lương hưu là không thuyết phục. Góp ý kiến trên báo Tuổi Trẻ (ngày 2-3), luật sư Bùi Quang Nghiêm (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) chỉ rõ: mức lương hưu mà quỹ BHXH chi trả cho người đóng BHXH về hưu cao nhất cũng chỉ tối đa 75%/tháng lương bình quân mà người tham gia BHXH đã đóng. Trong khi nếu kéo dài tuổi hưu cho những vị trí chủ chốt, quản lý cao cấp trong các cơ quan nhà nước thì ngân sách sẽ phải chi trả 100% lương. Mà những vị trí này lại có ngạch, bậc lương rất cao.Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê tại hội thảo trên chỉ có 45% doanh nghiệp đóng BHXH, trong đó số người thuộc diện bắt buộc đóng BHXH cũng chỉ tham gia được khoảng 65%. Vì vậy, ông Huân cho rằng cần có các biện pháp quản lý tốt hơn, chặt hơn việc đóng BHXH sẽ tăng được một lượng lớn người đóng, góp phần cân bằng nguồn quỹ.Một giải pháp khác mà ông Huân đề xuất là tách riêng lương hưu của khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước và khu vực thị trường, xem xét lại mức đóng - hưởng của người lao động tại khu vực doanh nghiệp nhà nước.Hiện nay, lương hưu cho lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước tính theo mức bình quân năm năm cuối đóng BHXH, trong khi mức đóng ở các khu vực khác tính bình quân cả quá trình nên thấp hơn nhiều so với việc tính bình quân năm năm cuối, đây là một bất hợp lý.Kéo dài tuổi hưu thế nào là phù hợp?Để tránh vỡ quỹ lương hưu còn nhiều cách tính toán, cách làm khác chứ không nhất thiết phải kéo dài tuổi hưu. Việc kéo dài tuổi hưu chỉ nên thực hiện với nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, năng lực và trên hết là thật sự cần thiết mà nhu cầu xã hội hay công việc cụ thể… đang cần họ phát huy năng lực của mình. Không nên làm đại trà hay quy định vị trí này, chức danh nọ.Theo TS Bùi Sĩ Lợi (phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội), Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, vì vậy không nên đặt nặng vấn đề kéo dài độ tuổi nghỉ hưu. Nhưng cũng phải tính để tận dụng được nguồn nhân lực tốt tiếp tục đóng góp cho đất nước, không lãng phí nguồn nhân lực. Nhiều chuyên gia cũng đồng ý việc kéo dài tuổi hưu nhưng phải thật sự cần thiết và hợp lý. Trong đó phải kèm theo các điều kiện như: ở nơi họ làm việc có nhu cầu giữ họ lại hay không, phải có đủ sức khỏe tiếp tục làm việc hay không?Hơn nữa, đối tượng được kéo dài tuổi hưu không nên tiếp tục giữ chức vụ đang làm mà nên chuyển thành chuyên gia hay ban tham mưu, tư vấn. Điều này, như ông Bùi Sĩ Lợi phân tích, tránh được rào cản một bộ phận nhân lực trẻ được đào tạo bài bản, có chuyên môn tiếp cận được những vị trí, chức vụ cao để họ phát huy năng lực của mình. Tags: Lương hưuTăng tuổi hưuQuỹ lương hưu
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.