TTCT - Quan điểm trong bài viết này có thể cần tranh luận thêm, song rõ ràng bài toán tăng lương cho giáo viên - một món nợ treo lửng lơ mấy thập niên qua - nên được tiếp cận thêm từ nhiều góc độ khác để đi tới một giải pháp hiện thực. Chủ tịch EQUEST Minh họa 15 năm ấy...Tháng 11-2006, khi còn là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Thiện Nhân tuyên bố: “Năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng lương” - một lời hứa khiến 778.000 giáo viên trong cả nước lúc đó, từ nông thôn đến thành thị, thấy tràn đầy hy vọng. Nhưng ngày 21-1-2009, ngay trước Tết Nguyên đán, cũng chính ông Nhân kêu gọi doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay đóng góp “để các thầy cô giáo có một cái Tết ít thiếu thốn hơn ngày thường, có được mâm cơm để cúng ông bà, tổ tiên, có được chiếc áo mới cho cha mẹ, con cái, có được chiếc bánh chưng, bánh tét ăn ngày mồng 1 Tết”. Nghĩa là, chỉ một năm trước “cái hẹn 2010”, ông Nguyễn Thiện Nhân đã phải thừa nhận, là bộ trưởng, nhưng ông đã không góp phần lo được cái Tết của gia đình 800.000 thầy cô giáo. Năm đó, một giáo viên vùng cao được nhận 100.000 đồng thưởng Tết, đủ mua 3kg thịt mông - nhờ lời kêu gọi của bộ trưởng.Năm 2010, khi số giáo viên cả nước đã tăng lên thành 819.000 người, tất cả lại tiếp tục hy vọng và chờ đợi.Khi thay ông Nguyễn Thiện Nhân để trở thành tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Phạm Vũ Luận cũng nói: “Đã đề xuất cải cách lương giáo viên”.5 năm sau, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lại chia sẻ: “Lương giáo viên là món nợ mà tôi day dứt”.Và tháng 4-2021, sau khi nhậm chức, tân Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tiếp tục bày tỏ: “Tôi mong đời sống người giáo viên được cải thiện hơn”. Lúc này, cả nước có 1,24 triệu giáo viên cùng chờ đợi.Ở đây cần nhắc lại một điều: năm 1996, nghị quyết TW2 khóa VIII (về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000) đã khẳng định: Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Năm 2013, nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhắc lại điều này. Nghĩa là, mục tiêu tăng lương cho giáo viên đã được xác quyết từ cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước. Và các bộ trưởng Bộ GD&ĐT có trách nhiệm hiện thực hóa mục tiêu ấy.15 năm, 4 đời bộ trưởng, cùng một mục tiêu, cùng một lời hứa. Nhưng giờ thì ba bộ trưởng đã rời chức vụ, nhiệm kỳ của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đi qua được 4 tháng, ước vọng “sống được bằng lương” của các thầy cô giáo vẫn ở đâu đó thì tương lai. Những thế khó nào của việc tăng lương?Thật ra, muốn tăng lương cho giáo viên không phải không có cách.Cách thứ nhất, cũng là cách dễ nhất và nhanh nhất, là tăng học phí. Nhưng với khu vực công, tăng học phí không phải là việc dễ dàng vì điều này đi ngược lại chính sách của Đảng và Nhà nước. Tăng học phí trường công sẽ là một trong những chính sách làm mất lòng dân nhất và có thể là sự “tự sát chính trị” đối với các chính trị gia mới lên. Chẳng nói đâu xa, hồi tháng 11-2020, chỉ một ngày sau khi công bố dự thảo nghị định mới đề xuất tăng học phí ở tất cả các cấp, Bộ GD&ĐT đã phải rút đề xuất này vì phản ứng bất bình của dư luận.Giấc mộng tăng lương cho giáo viên của các bộ trưởng GD&ĐT còn gặp phải trở ngại lớn và mới: một số tỉnh thành muốn miễn học phí cho học sinh cấp I-II. Một số tỉnh thành khác thì cổ xúy cho việc không tăng học phí. Dẫu đây là một đề xuất hợp lòng dân, nó rất khó để thành hiện thực. Khi chưa tăng được mức lương giáo viên khu vực công, việc bỏ thu học phí sẽ càng đẩy ngành giáo dục vào thế kẹt của nguồn thu.Đảm bảo thu nhập cho giáo viên là trách nhiệm của không chỉ ngành giáo dục mà còn cả hệ thống chính trị. Chừng nào chưa thể mang lại cho hơn 1 triệu giáo viên công lập một mức lương hấp dẫn và sống được, chừng đó rất khó nói đến chuyện miễn học phí. Giáo viên là một trong những trụ cột của giáo dục, việc họ không thể sống được với nghề sẽ kéo tụt sự phát triển của giáo dục Việt Nam.Và vì thế, việc tăng lương giáo viên không nên bị mặc nhiên coi là nhiệm vụ của trung ương, phải coi nó là một chỉ tiêu giao cho các địa phương. Nếu Thủ tướng và Chính phủ, hoặc các tổ chức độc lập xây dựng được một chỉ số đánh giá năng lực/tài năng chính trị của các bí thư/chủ tịch tỉnh, trong đó có một chỉ số là: thu nhập trung bình trên đầu người của một giáo viên khu vực công theo tỉ trọng GDP trên đầu người, công bố hằng năm xếp hạng chỉ số này, thì tôi tin rằng cũng sẽ tạo cơ chế khuyến khích và áp lực cần thiết lên các lãnh đạo tỉnh nhằm tăng thu nhập giáo viên.Việc này cũng giống như việc công bố chỉ số Năng lực cạnh tranh tỉnh (Competitive Provincial Index - CPI) hằng năm. Lãnh đạo nào có chỉ số đánh giá thấp thì sẽ mất uy tín. Đó sẽ là động lực cho họ trong việc nghĩ ra các giải pháp để giải quyết bài toán thu nhập của giáo viên: có thể là kêu gọi tài trợ của doanh nghiệp tỉnh nhà; có thể là đưa ra các chính sách trao đổi như đổi dự án bất động sản lấy quỹ giáo dục, đổi đất giáo dục lấy quỹ phúc lợi giáo viên; xây dựng nhà ở ưu đãi để thu hút giáo viên giỏi... Nếu Thủ tướng và Chính phủ, hoặc các tổ chức độc lập xây dựng được một chỉ số đánh giá năng lực/tài năng chính trị của các bí thư/chủ tịch tỉnh, trong đó có một chỉ số là: thu nhập trung bình trên đầu người của một giáo viên khu vực công theo tỉ trọng GDP trên đầu người, công bố hằng năm xếp hạng chỉ số này, thì tôi tin rằng cũng sẽ tạo cơ chế khuyến khích và áp lực cần thiết lên các lãnh đạo tỉnh nhằm tăng thu nhập giáo viên. Một bài toán mà công - tư có thể cùng giải?Nhưng nếu cứ luẩn quẩn mãi trong việc tìm giải pháp tăng lương cho giáo viên bằng các nguồn thu ngân sách, ta sẽ dễ bị rơi vào cảnh lực bất tòng tâm. Câu chuyện thu nhập của giáo viên là bài toán mà cả giáo dục công lập và giáo dục tư nhân có thể cùng bắt tay nhau để giải.Đầu tiên, cần giảm bớt áp lực cho khu vực giáo dục công bằng cách khuyến khích giáo dục tư nhân. Hiện giờ khu vực tư nhân mới chỉ chiếm 2,5% trong quy mô giáo dục Việt Nam. Nếu khu vực tư nhân chiếm 30% tổng số học sinh sinh viên, thì áp lực trả lương giáo viên khu vực công lên ngân sách nhà nước sẽ giảm đáng kể, đồng thời thu nhập của người làm giáo viên ở khu vực tư nhân sẽ được cải thiện, theo quy luật kinh tế thị trường.Một trong những việc mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã làm được trong nhiệm kỳ nhiều tranh cãi của mình chính là ban hành nghị định 86 (về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục). Đây là một cải cách có tính đột phát nhằm đẩy mạnh đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, khuyến khích khu vực giáo dục tư nhân phát triển. Dù vẫn còn một số hạt sạn trong nghị định 86, ví dụ như điều kiện để thành lập đại học tư nhân quá khắt khe, đây vẫn có thể coi là một bước tiến của giáo dục Việt Nam, là bàn đạp quan trọng cho giáo dục tư nhân phát triển, cũng là một cách gián tiếp để cải thiện thu nhập của giáo viên khi để cơ chế thị trường điều chỉnh nó thay vì ngân sách nhà nước.Với một chính sách đúng thì việc khu vực tư nhân đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục là việc không hề khó. Chỉ cần chính sách khuyến khích đúng, khu vực tư nhân sẽ tham gia giải quyết được đáng kể nhiều vấn đề mà Nhà nước khó mà giải quyết kịp thời. Một ví dụ cho thấy điều này: Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu về sử dụng và lắp đặt nguồn năng lượng mặt trời trên thế giới chỉ sau vài năm khi chính sách khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo được đưa ra.Nhưng ban hành chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào giáo dục lại không phải việc của một mình Bộ GD&ĐT. Ngoài việc đưa ra các chính sách thu hút, thủ tục xin giấy phép hoạt động cũng cần phải rút ngắn và gọn gàng hơn. Hiện giờ phải mất 5-10 năm để xin được 1 cái giấy phép đại học, và không ít hơn 1 năm để xin được giấy phép hoạt động trường phổ thông, trong khi tuyển sinh lại theo mùa. Đất dành cho giáo dục chưa có ưu đãi. Có quá nhiều rào cản làm nản chí những doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư giáo dục.Trong nhiều năm qua, một trong những cách khác để cải thiện thu nhập giáo viên mà một số thành phố đã áp dụng là cho phép hợp tác công tư trong trường công. Giống như chuyện bệnh viện công cho khám dịch vụ, khi mới triển khai, cách làm này đã vấp phải không ít ý kiến phản đối. Nhưng đã tới lúc cần tổng kết lại mọi khía cạnh ưu khuyết của hình thức hợp tác này để có những quyết định cụ thể và thực tiễn hơn.Phát ngôn đầu tiên của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi nhậm chức là mong muốn cải cách lương giáo viên. Trăn trở của ông cũng là trăn trở của tất cả những người làm giáo dục. Nên tôi hy vọng bộ trưởng sẽ cân nhắc coi việc phát triển giáo dục tư nhân như thêm một lời giải cho bài toán này - bài toán mà nhiều đời bộ trưởng trước ông đã để lại cho những người kế nhiệm. ■Có thể sẽ có nhiều ý kiến phản đối, nhưng theo tôi, trong hoàn cảnh này nếu muốn cải thiện đời sống giáo viên khu vực công lập, đề án tăng học phí của Bộ GD-ĐT là cần thiết. Chỉ cần tăng học phí 5-10% thôi, ngân sách nhà nước đã dễ thở hơn rất nhiều và lương giáo viên chắc chắn sẽ được cải thiện. Đây là chuyện có thể thực hiện được (và nên thực hiện) đối với những tỉnh thành có thu nhập cao. Tags: Lương giáo viênThu nhập của giáo viênTăng lương giáo viênNguồn thu giáo dụcHợp tác công - tư trong giáo dục
Bầu cử Mỹ: Cử tri Mỹ bắt đầu đến phòng phiếu DUY LINH 05/11/2024 Chiều tối nay 5-11 (giờ Việt Nam), những điểm bỏ phiếu đầu tiên tại các bang miền đông Mỹ bắt đầu mở cửa. Đây sẽ là thời khắc cử tri đưa ra quyết định cuối cùng cho sự kiện 4 năm một lần.
Quốc lộ 51 bỗng nhiên 'vô chủ': Đề nghị Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu toàn dân ĐỨC PHÚ 05/11/2024 Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính sớm xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với dự án BOT quốc lộ 51.
Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy và ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vì 'chạy án' ĐAN THUẦN 05/11/2024 Bà Lê Thị Mỹ Châu (chủ tịch HĐQT Công ty Pharmacy Group) bị bắt tạm giam, vì móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để 'chạy án' cho một bị can đang bị Công an TP.HCM tạm giam.
Cứu học sinh đang chới với giữa nước lũ, người đàn ông bị lũ cuốn mất tích QUỐC NAM 05/11/2024 Người đàn ông tại Quảng Bình bị lũ cuốn mất tích khi lao xuống nước lũ cứu một học sinh đang chới với.