09/12/2011 07:57 GMT+7

Tăng giá vé máy bay: Các hãng hàng không chưa thỏa mãn

T.PHÙNG - L.NAM
T.PHÙNG - L.NAM

TT - Tại cuộc họp báo về việc điều chỉnh mức trần khung giá vé máy bay nội địa hôm 8-12, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết việc tăng giá trần lần này vẫn chưa thỏa mãn theo đề nghị của các hãng hàng không.

Read this on Tuoitrenews.vn

cp4wnsXB.jpgPhóng to
Air Mekong đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: CHÂU ANH

Theo Cục Hàng không, nếu áp dụng ngay mức tối đa khung giá cước vận chuyển hành khách hạng phổ thông trên đường bay nội địa (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 5.000 đồng/hành khách/km như quyết định của Bộ Tài chính thì mới thỏa mãn được đề xuất của các hãng.

Chỉ đường bay dưới 500km có lãi

Theo ông Lưu Thanh Bình - phó cục trưởng Cục Hàng không, cơ sở để tính mức trần khung giá cước dựa trên giá thành và chi phí của hãng hàng không. Mức giá tối đa yêu cầu các hãng áp dụng trong đợt điều chỉnh giá này tính theo mức 5.000 đồng/hành khách/km ở cự ly dưới 500km và 3.000 đồng/hành khách/km cự ly 500km trở lên. Việc tăng giá lần này vẫn chưa đáp ứng mong muốn của các hãng hàng không vì Vietnam Airlines (VNA) và Jetstar Pacific Airlines đề nghị tăng 1,5 lần, Air Mekong đề nghị tăng 2 lần so với giá cũ, trong khi đó mức tăng áp dụng lần này được cho phép là 1,3 lần.

Ông Lại Xuân Thanh - phó cục trưởng Cục Hàng không - cho biết thêm trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng như hiện nay, nếu vẫn áp dụng trần giá theo quy định cũ, toàn bộ mạng đường bay nội địa của các hãng hàng không sẽ bị lỗ. Với mức trần giá vé mới, ông Thanh cho biết đường bay từ 500km trở lên vẫn âm so với mức giá cục đưa ra, chỉ đường bay dưới 500km có lợi nhuận.

Ông Lưu Thanh Bình cho biết Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không thực hiện ít nhất bảy dải giá, trong đó có những giá rất thấp để người thu nhập thấp lựa chọn những mức giá rẻ. Trên cơ sở này, các hãng hàng không có thể có nhiều dải giá hơn mức quy định. Hiện nay Jetstar Pacific Airlines có 17 mức giá, mức thấp nhất 20.000 đồng/vé; VNA có mức thấp nhất là 100.000 đồng/vé để hành khách lựa chọn.

Trước sự lo ngại số lượng vé giá thấp sẽ ít hơn vé giá cao, ông Lại Xuân Thanh cho rằng mục tiêu của các hãng là máy bay phải lấp đầy chỗ nên không thể áp giá cao để chỉ lấy tiền của người có khả năng chi trả cao mà máy bay vẫn thừa chỗ. Do yếu tố cạnh tranh, các doanh nghiệp hàng không sẽ có các mức vé phù hợp cho hành khách lựa chọn để tránh tình trạng bị hành khách quay lưng.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), dù Chính phủ đang chủ trương kiềm chế lạm phát nhưng không phải vì thế mà bắt khu vực sản xuất - kinh doanh phải ảnh hưởng, thua lỗ. Việc điều chỉnh giá vé máy bay, theo ông Thỏa, là có lộ trình chứ không áp dụng đúng ngay như mong muốn của các hãng, không áp dụng ngay mức giá 5.000 đồng/hành khách/km trên tất cả các đường bay mà chỉ áp dụng mức 3.000 đồng/hành khách/km trong năm 2012 với đường bay trên 500km để đảm bảo lộ trình hợp lý. “Những chi phí giá xăng dầu, tỉ giá, thuê máy bay, phi công được tính toán để tăng giá trần đã được kiểm toán. Trên thực tế sẽ có nhiều mức giá vé để người tiêu dùng lựa chọn, không nên nhìn mức giá cao nhất mà còn có những giá thấp hơn trong dải giá” - ông Thỏa nói.

Mức giá vé tối đa <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

(chưa có thuế giá trị gia tăng)

Nhóm

Khoảng cách

Mức tối đa (đồng/vé/chiều), theo quyết định của Bộ Tài chính

Mức Cục Hàng không áp dụng cho các hãng kê khai giá lần đầu

1

Dưới 500km

1.700.000

1.700.000

2

Từ 500km - dưới 850km

2.250.000

1.940.000

3

Từ 850km - dưới 1.000km

2.890.000

2.580.000

4

Từ 1.000km - dưới 1.280km

3.400.000

2.720.000

5

Từ 1.280km trở lên

4.000.000

3.430.000

Các hãng du lịch nên chọn mức giá phù hợp

Với lo ngại việc tăng giá vé máy bay tác động xấu tới các hãng du lịch, ông Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng các hãng du lịch cũng phải thực hiện theo cơ chế giá thị trường. Vì vậy, các hãng du lịch cần chủ động chọn giá trên dải giá để có gói dịch vụ phù hợp. “Điều chỉnh giá vé máy bay có tác động xã hội nhất định. Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải cân nhắc mức điều chỉnh để giảm nhiều bất lợi cho người tiêu dùng và có lộ trình để hãng hàng không bù đắp chi phí, có điều kiện mở thêm đường bay, chuyến bay. Nếu để khung giá trần như cũ, những đường bay ngắn dưới 500km sẽ không hoạt động được vì thua lỗ” - ông Thỏa nói.

Ông Phạm Ngọc Minh - tổng giám đốc VNA - cho rằng các hãng du lịch không nên lo lắng tới mức tăng giá trần vì vẫn có nhiều mức giá để lựa chọn. Theo ông Minh, VNA đang đàm phán với các hãng lữ hành quốc tế đặt chỗ trong mùa đông năm nay. Họ chỉ quan tâm về giá, chỗ, các điều kiện phù hợp với nhu cầu của họ chứ không quan tâm tới giá trần. Ông Minh cho biết giá vé cho hãng lữ hành sẽ được VNA tính theo lượng khách với các điều kiện phù hợp và đặt cọc theo thỏa thuận hai bên.

Theo ông Phạm Ngọc Minh, việc cho tăng giá trần cao lên lần này sẽ tạo cơ hội cho những người sẵn sàng trả giá cao để đi lại nhưng cũng có cơ hội nhiều hơn cho người đi giá thấp bằng các mức giá khác nhau. Đối với người thu nhập thấp muốn đi ngay mà có vé rẻ, ông Minh cho biết trong kinh doanh hàng không trên thế giới không hãng nào có cơ chế giá vé đó.

Theo ông Minh, VNA tăng 15% mức giá vé cao nhất dành cho các tuyến đường đông khách nhất thì sẽ có trên 70% khách đi lại dịp tết bị ảnh hưởng mức tăng này ở chiều đông khách. Còn chiều vắng khách vẫn có rất nhiều dải giá thấp. Với ý kiến cho rằng giá trần tăng, VNA sẽ “đè bẹp” các hãng hàng không khác, ông Phạm Ngọc Minh nói sản phẩm hàng không của VNA khác các hãng, hãng này không có chính sách giá vé rẻ để cạnh tranh kiểu “đè chết các hãng giá rẻ” từ chính sách nới giá trần của Nhà nước. “Giá vé của VNA có khách hàng của VNA, còn các hãng giá rẻ có khách hàng riêng của họ”.

T.PHÙNG - L.NAM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên