03/08/2019 17:04 GMT+7

Tăng đường, tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm?

XUÂN MAI - HÀ ANH
XUÂN MAI - HÀ ANH

TTO - Tiêu thụ nhiều đường là một trong các yếu tố nguy cơ làm tăng các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, đái tháo đường, ung thư... ). Mỗi năm trên thế giới có đến 180.000 ca tử vong, trong đó chủ yếu là người trẻ (chiếm 82%).

Tăng đường, tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm? - Ảnh 1.

Tiêu thụ nhiều đường tự do gây thừa cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh không không lây nhiễm - Ảnh: XUÂN MAI

Đây là báo cáo của BS.CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp - chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực phẩm TP.HCM - tại Hội nghị Dinh dưỡng TP.HCM mở rộng lần thứ 8 năm 2019 vào ngày 3-8.

BS Diệp cho biết tác hại tiêu thụ là một vấn đề còn tương đối mới tại nước ta. Trong những năm gần đây, tỉ lệ trẻ và người mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng và tất cả đều có liên quan việc quá mức khuyến cáo.

Các nghiên cứu dịch tễ học và thử nghiệm thực nghiệm ở động vật và người cho thấy các loại đường tự do có thể làm tăng huyết áp và biến đổi huyết áp, tăng nhịp tim và nhu cầu oxy của cơ tim, góp phần gây viêm, kháng insulin và rối loạn chuyển hóa.

Cụ thể, những người tiêu thụ đường tự do từ >25% tổng năng lượng có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần do bệnh tim mạch và có liên quan trực tiếp đến việc tăng huyết áp.

Chẳng hạn, uống một cốc nước ngọt 709ml được chứng minh gây tăng huyết áp tối đa trung bình 15/9mmHg và nhịp tim là 9 nhịp/phút.

Đường tự do (bao gồm monosacarit và disacarit) được thêm vào thực phẩm và đồ uống của nhà sản xuất, đầu bếp hoặc người tiêu dùng và đường tự nhiên có trong mật ong, sirô, nước ép trái cây và nước ép trái cây cô đặc.

"Đường tự do góp phần vào việc tăng đậm độ năng lượng, thúc đẩy cân bằng năng lượng dương, gia tăng năng lượng tổng thể và có thể làm giảm lượng thức ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến một chế độ ăn uống không lành mạnh, cân nặng tăng và tăng nguy cơ bệnh không lây nhiễm" - BS Diệp giải thích.

Trước thực trạng này, Ủy ban Dinh dưỡng Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người dân cần hạn chế đường bổ sung không quá 6 muỗng cà phê/ngày đối với nữ và 9 muỗng cà phê/ngày đối với nam.

Bệnh viện cần nâng cao công tác dinh dưỡng tiết chế

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế - công tác dinh dưỡng tiết chế ngày càng được chứng minh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng trong công tác điều trị và phục vụ người bệnh trong thời gian nằm viện.

Để triển khai thực hiện tốt công tác dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai các hướng dẫn và thúc đẩy các bệnh viện chú trọng đến dinh dưỡng để công tác dinh dưỡng ngày càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn.

XUÂN MAI - HÀ ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên