26/01/2016 16:00 GMT+7

Tăng cường trí thông minh cho trẻ bằng phương pháp giáo dục từ Mỹ

TDV
TDV

High Scope và Project Approach là 2 phương pháp giáo dục hiện đại, giúp trẻ độ tuổi mầm non phát triển trí thông minh vượt trội so với các phương pháp giáo dục truyền thống.

 Điểm khác biệt cốt lõi của phương pháp này chính là việc giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chủ động, phát huy tính thực nghiệm so với phương pháp lý thuyết thông thường.

Thời kỳ “vàng” giúp trẻ phát triển trí thông minh

Theo những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại, sáu năm đầu đời là thời kỳ “vàng” để các bậc cha mẹ khơi dậy tối đa trí thông minh tiềm ẩn của trẻ. Khi sinh ra, trọng lượng não của bé chỉ nặng 350g, đến 1 tuổi nặng 900g, 2 tuổi bằng 80% não người trưởng thành và 6 tuổi não đạt 100% kích thước não người trưởng thành 1.300g.

6 năm đầu đời bé dễ dàng tiếp thu kiến thức nhất

Tại buổi tọa đàm “Giúp trẻ mầm non khơi dậy trí thông minh” được tổ chức tại Hệ thống Giáo dục Song ngữ Quốc tế TESLA, TS.Trần Nguyễn Nguyên Hân (giảng viên khoa Giáo dục Mầm non Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM) đã chia sẻ: “Muốn tăng cường trí thông minh vượt trội cho trẻ, khơi dậy trí thông minh chưa vượt trội cho trẻ thì phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng và môi trường vui chơi học tập hứng thú, bổ ích. Trong đó, chương trình giáo dục hiện đại của Hoa Kỳ: High Scope và Project Approach là những phương pháp tôi tâm đắc nhất trong việc giúp trẻ phát triển trí thông minh vượt trội”.

High Scope (là phương pháp dự án ngắn hạn, dành cho trẻ dưới 3 tuổi): Trong một loạt chủ đề giáo viên đưa ra, trẻ sẽ chọn một chủ đề hứng thú nhất rồi bắt tay vào tìm hiểu. Tùy vào sự hứng thú và khả năng tiếp thu của trẻ, giáo viên sẽ quyết định kết thúc chủ đề trong ngày hoặc kéo dài sang ngày hôm sau.

Trẻ lựa chọn chủ đề học theo sở thích, hứng thú

Project Approach (là phương pháp dự án trung hạn, dành cho trẻ từ 3- 5 tuổi): Đây là một quá trình tìm hiểu, khám phá sâu để trẻ tự trả lời toàn bộ những câu hỏi thắc mắc đặt ra đầu dự án:

- Đầu tiên, trẻ chọn một chủ đề hứng thú nhất để tìm hiểu. Giáo viên sẽ ghi lại những hiểu biết, câu hỏi đặt ra của trẻ về dự án.

- Khi thấy trẻ có hứng thú cao độ, giáo viên sẽ cho trẻ trở thành “nhà nghiên cứu” thật sự bằng các sử dụng nhiều nguồn thông tin, tư liệu để tìm cách giải đáp cho câu hỏi của mình. Bên cạnh các nguồn tư liệu truyền thống như sách, phim ảnh, hỏi người thân ở nhà, trẻ còn tiến hành tìm hiểu sâu trong những chuyến tham quan thực tế.

- Tiếp theo, trẻ còn được thảo luận cùng chuyên gia về những thắc mắc trong quá trình nghiên cứu, sau đó trẻ sẽ đưa ra kết luận bằng cách thực hành vẽ, làm mô hình hay nặn, cắt dán… để thể hiện những điều tiếp thu được.

- Giáo viên khuyến khích trẻ sẽ ngồi kể lại, diễn lại hay trưng bày mô hình để tạo ra câu chuyện chia sẻ với mọi người.

- Cuối cùng, cô trò cùng lên kế hoạch, chuẩn bị, tổ chức hoạt động tổng kết dự án – đây cũng là cách để trẻ học hiệu quả.

Mang lại kết quả giảng dạy vượt trội, hai phương phương pháp này đã và đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới triển khai thành công, tăng cường hiệu quả trong việc giáo dục cho trẻ phù hợp các nhóm tuổi khác nhau.

Phương pháp giáo dục hiện đại từ Mỹ đã có mặt tại Việt Nam

Chương trình giáo dục bậc mầm non của hệ thống Song ngữ Quốc tế TESLA được biên soạn bằng việc kết hợp cả 2 phương pháp High Scope và Project Approach, cộng thêm sự điều chỉnh hợp lý với văn hóa giáo dục phương Đông.

Dự án Kiến, một trong nhiều dự án triển khai tại Trường TESLA

Chị Nguyễn Phương Lan (32 tuổi), một phụ huynh có con học mầm non tại Trường TESLA chia sẻ: “Tôi rất yên tâm khi cho con học tập theo phương pháp dự án hiện đại . Con tôi được nghiên cứu kiến, dự án nghiên cứu gà… và mới đây nhất là trải nghiệm cách gói bánh chưng bánh dày chuẩn bị cho ngày Tết cổ truyền. Chỉ qua gần 03 tháng học tập tại Tesla, tôi thấy con mình thông minh, nhanh nhẹn, tự giác hơn hẳn. Ngoài phương pháp giảng dạy hiện đại, khuôn viên trường rất rộng, có hệ thống sân vui chơi nhân tạo, sân cỏ, sân cát, sân đá banh, vườn rau, hồ bơi, phòng nhảy và các phòng chức năng… đã cho con tôi thỏa sức khám phá, hứng thú đến trường”.

Ngoài giờ học tại lớp, trẻ được trải nghiệm thêm ở môi trường thực tế

Dưới đây, Hệ thống Giáo dục Song ngữ Quốc tế TESLA hướng dẫn các bậc cha mẹ áp dụng các phương pháp tăng cường trí thông minh cho trẻ ứng ứng với các hoạt động cụ thể:

- Phát triển thể chất: Hưỡng dẫn trẻ vận động bò, trườn, lăn, trèo, tiếp xúc bãi cỏ xanh, nhảy múa, bơi/chơi dưới nước, chơi bóng, đi/chạy trên cát sỏi. Các hoạt động tăng dần theo mức độ đúng tư thế, thích thú, phòng tránh rủi ro.

- Phát triển nhận thức: Hướng dẫn trẻ tự tìm hiểu, khám phá kiến thức, dần khẳng định bản thân bằng cách tăng dần mức độ hiểu, biết, ứng dụng và sáng tạo.

- Phát triển ngôn ngữ: Dạy trẻ tiếng Việt và tiếng Anh, tăng dần kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội, thẩm mỹ: Dạy trẻ ứng xử với môi trường gia đình, trường học đến giao tiếp xã hội.

- Phát triển cân bằng, tự nhiên: Các hoạt động học chơi trong lớp cân bằng với học chơi ngoài trời.

- Khơi gợi cảm nhận, tiếp thu đầu đời của trẻ: Hưỡng dẫn trẻ thực hành, nhận biết, hiểu, cùng học – chơi thông qua các môn học.

- Giúp trẻ nhận thức giá trị phương Đông – sáng tạo phương Tây: Hưỡng dẫn trẻ vui chơi, học tập, khám phá, sáng tạo, thể hiện sự lãnh đạo, chia sẻ trên nền tảng đạo lý phương Đông hướng đến môi trường toàn cầu.

Để được giúp các bậc phụ huynh nuôi dạy con theo phương pháp quốc tế, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 08 6254 8080 để được giải đáp chi tiết hoặc tham khảo thêm thông tin  tại đây.

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên