Phóng to |
Chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: L.TH.H. |
Dù được bảo hiểm y tế thanh toán 80-95% chi phí điều trị (lọc thận nhân tạo, thuốc, xét nghiệm...) nhưng bệnh nhân vẫn phải đồng chi trả với cơ quan bảo hiểm (5% hoặc 20%) và đóng nhiều khoản khác cho bệnh viện (BV) từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng/tháng.
Thuê ít tiền, thu nhiều tiền
Nhiều người phải bán nhà, trắng tay vì chạy thận Không chỉ bệnh nhân mà nhiều y, bác sĩ đều mong muốn bệnh nhân suy thận mãn được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí chạy thận nhân tạo. Vì với số tiền phải đồng chi trả hiện nay và các khoản BV phụ thu thêm, mỗi năm bệnh nhân suy thận phải đóng thêm 40-70 triệu đồng. Bệnh nhân nào bệnh nặng, phải sử dụng nhiều thuốc, phải nhập viện cấp cứu nhiều lần thì số tiền phải đóng thêm lên đến hàng trăm triệu đồng/năm. Nhiều bệnh nhân suy thận phải bán nhà, trắng tay vì chạy thận. Có người không có tiền chạy thận phải uống thuốc cầm chừng... |
Với “giá trần” thuê máy như trên, nhưng mỗi BV phụ thu tiền thuê máy của bệnh nhân với giá khác nhau và thường thu cao hơn giá thuê máy (xem bảng).
Tìm hiểu việc ký kết hợp đồng thuê máy của một số BV với những công ty cho thuê máy, chúng tôi phát hiện các công ty thường “khoán” số lần chạy thận cho một máy trong một tháng chỉ có 52 giờ (mỗi lần 5 giờ, gồm 4 giờ lọc thận và 1 giờ để khử trùng máy. Mỗi lần tương đương với một ca) và tính tiền thuê máy trên số lần này. Thuê máy như vậy nhưng thực tế BV nào cũng chạy thận 2-3 ca (từ 6g30-22g).
Đơn cử hợp đồng của một BV ký với Công ty TNHH B. Braun VN có điều khoản sau: “Hai bên thống nhất tối thiểu số lần chạy máy được thanh toán cho một máy/tháng là 52 lần, tương đương với số tiền: 52 lần x 6,5 USD = 338 USD/tháng”.
Hợp đồng cũng ghi rõ khi BV hoàn thành 3.000 lần chạy thận cho mỗi máy lọc thận thì máy lọc thận này sẽ thuộc quyền sở hữu của BV. Đây là hình thức bệnh nhân “trả góp” tiền hằng tháng cho BV mua máy lọc thận của các công ty. Với cách tính như trên, khoảng bốn năm sau BV “trả góp” xong tiền mua máy.
Thế nhưng, do bệnh nhân không thể biết BV thuê máy của công ty khi nào, thuê giá bao nhiêu, máy đã hết thời hạn thuê chưa và cũng không có ai giám sát việc này nên BV thu sao cũng được. Đơn cử BV Q.Bình Thạnh hết thời hạn thuê tám máy lọc thận (giá thuê là 5 USD/lần) của một công ty từ đầu năm nay nhưng đến nay vẫn phụ thu tiền thuê máy của bệnh nhân 110.000 đồng/lần.
Kế toán trưởng BV giải thích phải phụ thu tiền thuê máy để tái đầu tư vì máy sẽ xuống cấp theo thời gian sử dụng. Một số BV cũng luôn nói việc lọc thận chỉ mang tính phục vụ vì thu không đủ chi, nhưng thực tế BV vẫn có lời vì thu tiền thuê máy 2-3 ca nhưng chỉ phải trả tiền thuê máy có một ca! Nếu BV chia số tiền thuê máy 6,5-8 USD cho hai hoặc ba lần chạy thận thì số tiền thuê máy bệnh nhân phải đóng cho BV chỉ còn 45.000-70.000 đồng/lần.
So sánh giá một số loại vật tư tiêu hao sử dụng cho một lần chạy thận
STT<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Tên danh mục |
BV Chợ Rẫy |
BV175 |
BV Quân dân miền đông |
BV Bình Thạnh |
BV Phú Nhuận |
BV Vũ Anh |
1 |
Dây lọc máu |
64.260 |
49.000 |
51.000 |
58.909 |
44.000 |
52.500 |
2 |
Bơm tiêm 10ml |
3.750 |
2.100 |
1.200 |
2.200 |
4.788 |
1.260 |
3 |
Găng tay sạch |
7.000 |
5.200 |
3.780 |
6.552 |
7.560 |
7.560 |
4 |
NaCl 0,9% 500ml |
36.200 |
43.050 |
58.200 |
23.385 |
22.500 |
10.867 |
5 |
Dịch sát khuẩn màng lọc |
35.000 |
1.000 |
10.000 |
10.000 |
8.925 |
20.000 |
6 |
Dịch sát khuẩn máy |
15.000 |
7.000 |
5.000 |
10.000 |
0 |
10.000 |
7 |
Heparine |
26.400 |
35.600 |
20.240 |
17.000 |
18.900 |
24.150 |
8 |
Màng lọc tái sử dụng (giá thu 1 lần sử dụng) |
65.000 (Lowflux) |
30.000 |
55.000 (Lowflux) |
58.800 (Diacap15) |
45.000 (màng F6) |
50.000 (Diacap1.8) |
9 |
Chi phí thuê máy |
125.000 |
132.000 |
0 |
110.000 |
70.000 |
120.000 |
10 |
Dịch lọc |
168.000 (Bicar) |
70.000 (Bicar) |
180.000 (Bicar) |
124.640 (Kydheamo) |
147.074 (Bicar) |
168.000 (Bicar) |
Mỗi nơi một giá
Để lọc thận cho bệnh nhân, các BV thường phải sử dụng hơn mười loại vật tư tiêu hao tương tự nhau nhưng số tiền bệnh nhân phải đóng lại không thống nhất ở mỗi BV (xem bảng).
Ngoài ra, tiền điện, nước sử dụng cho một lần chạy thận các BV cũng thu rất khác nhau. Cụ thể, BV Chợ Rẫy đã thu đến 30.000 đồng tiền điện, nước của bệnh nhân trong khi định mức tiền điện, nước cho một lần lọc thận mà Bộ Y tế đã quy định trong thông tư 04/2012 (6 kWh điện với giá 1.310 đồng/kWh và 1m3 nước với giá 6.270 đồng) chỉ có 14.130 đồng. Còn các BV khác cũng đã thu tiền điện, nước rất cao, như BV 175 thu 22.000 đồng, BV Quân dân miền Đông thu 19.500 đồng. Riêng các BV Bình Thạnh, Phú Nhuận và Vũ Anh không thu tiền điện, nước từ người bệnh.
Về định mức hóa chất và vật tư tiêu hao cho một lần chạy thận, các BV cũng sử dụng rất khác nhau. Đơn cử với dung dịch NaCl 0,9%, thông tư 04 của Bộ Y tế cho định mức sử dụng một chai 500ml, nhưng BV Chợ Rẫy sử dụng bốn chai, BV 175 sử dụng năm chai, BV Quân dân miền Đông sử dụng sáu chai, Bệnh viện Q.Bình Thạnh và Bệnh viện Phú Nhuận sử dụng ba chai...
Chính vì cách tính và cách thu khác nhau dẫn đến chi phí cho một lần chạy thận ở các BV cũng khác nhau. Ví dụ, tổng chi phí một lần chạy thận tại BV 175 là 530.575 đồng, BV Quân dân miền Đông là 495.904 đồng, BV Chợ Rẫy hơn 950.000 đồng (công nghệ HDF online) và 750.000-790.000 đồng đối với trường hợp chạy thận bình thường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận