01/03/2022 08:30 GMT+7

Tầm soát & điều trị sớm các di chứng hậu COVID-19

H.M
H.M

Các di chứng hậu COVID-19 thường gặp nhiều ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được tầm soát và điều trị kịp thời.

Tầm soát & điều trị sớm các di chứng hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp giải thích về tình trạng tổn thương phổi hậu COVID-19

Một số di chứng có khả năng được nhận biết với các biểu hiện triệu chứng khá rõ ràng. Tuy nhiên, một số di chứng khác lại diễn tiến âm thầm không triệu chứng nhưng ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Ba nguy hiểm sức khỏe tiềm ẩn từ các di chứng hậu COVID-19

Những nguy hiểm tiềm ẩn được cảnh báo liên quan đến các di chứng về:

(1) Mạch máu: xuất hiện tình trạng tăng đông hoặc tạo huyết khối. Theo thời gian, các cục máu đông này có thể di chuyển trong mạch máu gây nguy cơ tắc mạch cấp tính, đột quỵ, thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo thống kê, có tới 51% các di chứng thuộc về nguy cơ đột quỵ và 14% là huyết khối tĩnh mạch.

(2) Phổi: chiếm 61%, trong đó, thường gặp là bệnh xơ phổi - nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh này có thể gây suy hô hấp, phì đại tim phải, bệnh phổi mạn tính.

(3) Thận: di chứng này có thể dẫn đến tình trạng tiểu đạm, suy thận. Suy thận là một bệnh lý nặng nề ảnh hưởng đến các cơ quan làm giảm chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ tử vong.

Mối nguy hiểm từ di chứng sức khỏe tinh thần

Triệu chứng thường gặp trong di chứng này là tình trạng mệt mỏi, sương mù não (tình trạng rối loạn chức năng nhận thức, kém tập trung hoặc thiếu minh mẫn..), mất ngủ, đau nửa đầu, thay đổi khứu giác, rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Theo khảo sát ở 3.762 bệnh nhân hậu COVID-19 có 77% bệnh nhân mệt mỏi kéo dài 3 - 6 tháng, 72% người bị mệt mỏi khi vận động thể lực, 55% người có tình trạng kém tập trung và 36% bệnh nhân bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Những di chứng sức khỏe tinh thần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, năng suất lao động cũng như chỉ số hạnh phúc hằng ngày. Vì vậy, việc tầm soát và điều trị về tâm lý - thần kinh, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề tâm lý - tâm thần sẽ giúp người bệnh hậu COVID-19 trở lại cuộc sống bình thường hạnh phúc.

Tầm soát & điều trị sớm các di chứng hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Tư vấn cùng bác sĩ chuyên khoa các vấn đề về tâm lý - tâm thần hậu COVID-19 tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ai là người nên tham gia tầm soát hậu COVID-19?

Di chứng hậu COVID-19 là bệnh lý tiềm ẩn có thể có hoặc không có triệu chứng nhận biết rõ ràng. Do đó, việc sàng lọc, tầm soát & điều trị sớm các di chứng này là điều cần thiết giúp bạn phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe.

Tầm soát hậu COVID-19 bao gồm các chỉ định nhằm đánh giá toàn diện các di chứng liên quan đến các bệnh lý như: tim mạch, mạch máu, đột quỵ, hô hấp, thận… 

Tuy nhiên, không phải ai cũng cần thực hiện toàn bộ các chỉ định tầm soát này. Do đó, những bệnh nhân đã từng nhiễm COVID-19 nên thực hiện ‘Phiếu sàng lọc" gồm 7 câu hỏi để nhận biết bản thân thuộc nhóm nguy cơ thấp hoặc nguy cơ cao.

Kết quả sau khi đánh giá bằng phiếu sàng lọc sẽ là căn cứ để bác sĩ khám và tư vấn, đưa ra các chỉ định cận lâm sàng phù hợp nhằm chẩn đoán chính xác các di chứng hậu COVID-19.

Đối với nhóm không có nguy cơ: an tâm sinh hoạt bình thường, theo dõi sức khỏe, tập thể dục, có chế độ dinh dưỡng tốt và lối sống lành mạnh để tiếp tục bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Đối với nhóm có nguy cơ thấp: việc tầm soát chỉ dừng lại ở các chỉ định cơ bản: kiểm tra tổng thể sức khỏe tâm lý - tâm thần, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng tăng đông, nguy cơ đái tháo đường và chức năng phổi.

Đối với nhóm có nguy cơ cao: người bệnh sẽ được thực hiện thêm các kỹ thuật cao để xác định tổn thương phổi, tình trạng tăng đông, huyết khối nhằm có phác đồ điều trị hiệu quả.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ 028 3990 2468

H.M
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên