TTCT - Dưới sức ép tinh giản biên chế để cắt bớt nhân sự bộ máy nhà nước vốn cồng kềnh, Đà Nẵng thậm chí yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước “dứt khoát không được tuyển dụng lao động hợp đồng mới”. Nhưng ai đi, ai ở trong cuộc tinh giản này vẫn đang là một mối đau đầu. Minh họa: VIIP“Kế hoạch tinh giản biên chế 10% từ nay đến năm 2021, nói thì có vẻ đơn giản lắm, nhưng để chủ trương này trở thành hiện thực thì gay go” - ông Võ Duy Khương, phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng, nói. Ông cho biết thêm: “Biết là khó, vì khi tinh giản biên chế sẽ đụng đến chuyện con người, nhưng vẫn phải cắt giảm bởi số lượng công chức trong bộ máy giờ đã quá lớn, trong khi năng suất lao động thì thấp”.Ai cũng muốn “vào nhà nước”Ông Võ Công Chánh, giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho biết theo kế hoạch của TP Đà Nẵng, đến năm 2021 phải đạt tỉ lệ tinh giản biên chế tối thiểu là 10% biên chế của TP. Đối tượng tinh giản biên chế là các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Thành ủy và UBND TP quản lý.Ông Võ Duy Khương nhận diện khá rõ mối nguy của một bộ máy “lâu nay quá cồng kềnh, càng ngày càng phình to” trong khi đó năng suất lao động thấp. Nhưng bài toán tinh giản biên chế cũng làm ông lo ngại không kém: “Lâu nay chúng ta tuyển người vào cơ quan nhà nước thì dễ lắm, bây giờ mà sa thải người ta thì không dễ dàng.Để cho một người thuộc biên chế nhà nước nghỉ việc là khó khăn, gian nan lắm”. Cái khó nhưng “không thể không làm” này còn ở chỗ thực hiện việc tinh giản đảm bảo công bằng, công khai, do tâm lý nặng nề “con em ra trường là muốn vào nhà nước” đã có trong máu của các bậc cha mẹ.“Đó là hậu quả của tư duy bao cấp hơn 40 năm nay chưa giải quyết được. Từ già tới trẻ đều muốn vào làm biên chế nhà nước. Không xin được cơ quan nhà nước thì bằng mọi cách xin vào doanh nghiệp nhà nước” - ông than thở.Đà Nẵng đã yêu cầu người đứng đầu ở mỗi cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm rà soát, xem xét, bố trí lại công việc cho các công chức. Ngay cả các đơn vị còn khả năng tuyển, còn biên chế vẫn tạm dừng chưa được tuyển để rà soát lại.Các UBND phường, xã không tuyển mới, đối với các đơn vị còn thiếu nhân sự thì bố trí cán bộ kiêm nhiệm. “Các cơ quan hành chính nhà nước từ nay phải quản lý số lượng lao động hợp đồng, dứt khoát không được tuyển dụng lao động hợp đồng mới, cơ quan nào vi phạm điều này sẽ xử lý kỷ luật người đứng đầu” - ông Khương nói. Theo đề án, TP Đà Nẵng sẽ không thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động mới đối với các cơ quan hành chính từ năm 2015.Ông Lê Hữu Thành tham gia Đề án 922, sau khi tốt nghiệp cử nhân công nghệ sinh học tại Úc trở về thì một số đơn vị thuộc Sở Y tế Đà Nẵng không có nhu cầu tiếp nhận. Mất một thời gian ông Thành mới được bố trí vào Bệnh viện Đà Nẵng -ĐOÀN CƯỜNGXã hội hóa giảm bớt gánh nặngTheo ông Võ Công Chánh, việc cần làm trước hết là sắp xếp lại tổ chức, xây dựng đề án vị trí việc làm và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong từng cơ quan.“Đà Nẵng sẽ chỉ thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện nhiệm vụ mà các tổ chức tư nhân không thể thực hiện và thực hiện không hiệu quả, giảm dần các dịch vụ công lập mà tổ chức tư nhân đang thực hiện nhiều, hiệu quả.Đối với sự nghiệp công lập có thu thì khuyến khích chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế việc trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp” - ông Chánh cho biết.Các viên chức làm công tác y tế, tài chính kế toán tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập sẽ giảm dần, chuyển sang hình thức hợp đồng lao động. Một số chức danh cán bộ, công nhân viên chức từ TP đến phường, xã sẽ chuyển sang thực hiện kiêm nhiệm.“TP xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2020 chuyển đổi cơ chế hoạt động của một số đơn vị sự nghiệp công lập từ cơ chế chính sách nhà nước đảm bảo toàn bộ sang tự chủ một phần và tự chủ hoàn toàn. Các cơ quan địa phương, đơn vị tuyển dụng cán bộ, công nhân viên chức mới không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và không quá 50% số biên chế đã giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc” - ông Chánh cho biết thêm. ■Trần Thị Ngọc Linh là học viên Đề án 922, sau khi đi học ở nước ngoài về thì thất nghiệp… sáu tháng, sau đó mới được bố trí về Bệnh viện Đà Nẵng-ĐOÀN CƯỜNGTháng 7-2015, khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, lãnh đạo TP Đà Nẵng đề nghị bộ có ý kiến để Chính phủ cho Đà Nẵng được thành lập Sở Du lịch bởi đây là thời điểm chín muồi vì ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn cho ngân sách. Dù xin thành lập sở mới nhưng ông Ngô Quang Vinh, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch TP Đà Nẵng, cũng nhìn nhận: “Tôi biết biên chế hiện nay rất gay go nên chúng tôi chỉ xin thành lập sở mà không xin thêm biên chế, TP sẽ tự điều chỉnh một số vị trí công chức về sở này”. Tags: Phình biên chếVào nhà nướcTâm lí vào nhà nước
Bầu cử Mỹ: Suýt có khủng bố tại tòa nhà Quốc hội Mỹ? DUY LINH 05/11/2024 Một người đàn ông đã bị bắt tại Trung tâm Du khách thuộc Điện Capitol. Theo miêu tả của cảnh sát, người này "có mùi xăng, cầm đuốc và súng bắn pháo sáng”.
TP.HCM góp ý về vị trí đặt trạm thu phí ở dự án mở rộng quốc lộ 13 qua Bình Dương ĐỨC PHÚ 05/11/2024 Dự án mở rộng và nâng cấp quốc lộ 13 đoạn qua tỉnh Bình Dương có tổng mức đầu tư 1.360 tỉ đồng.
Quốc lộ 51 bỗng nhiên 'vô chủ': Đề nghị Bộ Tài chính xác lập quyền sở hữu toàn dân ĐỨC PHÚ 05/11/2024 Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Tài chính sớm xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với dự án BOT quốc lộ 51.
Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy và ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vì 'chạy án' ĐAN THUẦN 05/11/2024 Bà Lê Thị Mỹ Châu (chủ tịch HĐQT Công ty Pharmacy Group) bị bắt tạm giam, vì móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để 'chạy án' cho một bị can đang bị Công an TP.HCM tạm giam.