TTCT - Khi có một ai đó hành động, đôi khi liều cả mạng sống, để cứu tha nhân, người ta thường không khỏi thắc mắc: họ đã lập tức làm theo bản năng hay có dừng lại cân nhắc thiệt hơn, hay thậm chí mưu cầu sự tôn vinh? Minh họa: BBC Năm 2014, David Rand, phó giáo sư tâm lý học Đại học Yale, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm hiểu những người hành động với “lòng vị tha tột độ” làm như vậy mà không mảy may suy nghĩ, hay liệu có cần tự chủ ý thức để vượt qua những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay không.Các nhà nghiên cứu tuyển hơn 300 tình nguyện viên và sử dụng thêm thuật toán để đọc và phân tích các phát biểu của 51 người được trao Huân chương anh hùng Carnegie - phần thưởng vinh danh những công dân Mỹ và Canada không ngại tính mạng của bản thân để cứu mạng người xa lạ. Mục tiêu là đánh giá xem những anh hùng giữa đời thường đó đã hành động không chút tính toán hay có ý thức cân nhắc, chế ngự những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi.Kết quả cho thấy những người này đều thực hành phương châm cứu người như cứu hỏa, tức “hành động trước, có gì tính sau”, Rand viết trong bài công bố trên tạp chí PLOS ONE. Chẳng hạn, Christine Marty, một sinh viên 21 tuổi đã vật lộn để cứu một cụ già mắc kẹt trong xe hơi giữa khi lũ quét, chỉ chân tình chia sẻ “thấy mừng vì đã có thể hành động (cứu ông cụ) mà không nghĩ gì về nó”.Theo Rand, ngay cả khi họ có nhiều thời gian để cân nhắc, những anh hùng giữa đời vẫn có xu hướng lao ngay vào hành động mà không suy tính gì, cho thấy hành vi của họ chủ yếu là tự động, mang tính bản năng, theo kết quả nghiên cứu.Còn theo Frank Farley - giáo sư tâm lý học Đại học Temple (Mỹ), cái thôi thúc “phải làm gì đó” trước tình cảnh nguy hiểm là một thứ bản năng của con người, bởi suy cho cùng đó là điều giúp loài người chúng ta từ thuở hồng hoang. Chúng ta có thể không thường vướng vào tình huống nguy hiểm, buộc phải liều lĩnh, nhưng khi nó xảy ra, ta sẽ hành động theo bản năng, Farley nói với BBC.Bài viết lấy ví dụ trường hợp một cụ ông 71 tuổi ở Manitoba (Canada), đang ngồi xem tivi trong nhà thì nghe tiếng kêu cứu thất thanh từ nhà bên cạnh. Bước ra thì thấy hàng xóm đang bị một con gấu tấn công, ông cụ lập tức lao vào nhà, lấy cái xẻng chạy ra và đập vào mặt con mãnh thú. Con vật hướng sự chú ý đến ông, và may là những người khác bắt đầu đến, dùng súng và xe tải đuổi nó đi. Ông cụ được trao huân chương can đảm.Những người hành động quả cảm, quên mình vì người khác mà không tính toán thiệt hơn cũng không thích nói về những nghĩa cử đó. Thậm chí, họ còn có xu hướng tự đánh giá việc mình làm không quá quả cảm, đáng ngưỡng mộ và phi thường hơn người đời nhìn nhận, theo một nghiên cứu đăng trên tập san Social Psychology and Personality Science hồi tháng 5-2020.Tác giả nghiên cứu, Nadav Klein, phó giáo sư tổ chức hành vi Đại học ISEAD (Pháp), cho biết nguyên nhân có thể là do góc nhìn về hành động anh hùng giữa “nhân vật chính” và các “quan sát viên”. Khi phải đánh giá hành động của mình, những người hùng chỉ tập trung vào tình huống nguy cấp lúc đó, thay vì những tác động của nó lên bản thân mình. Ngược lại, người ngoài cuộc quan tâm đến sự xả thân của người đó hơn.“Những người hùng không nghĩ đến bản thân nhiều bằng chuyện họ có thể làm gì để giúp đỡ, trong khi người ngoài đánh giá dựa trên hành động họ thật sự đã làm” - Klein giải thích. Chuyên gia này lấy ví dụ một người lao vào tòa nhà đang bốc cháy và sắp đổ sập để cứu người có thể chỉ nghĩ đến tính mạng của người đang nguy hiểm, trong khi người ngoài nhìn vào sẽ lo lắng cho an nguy của chính con người quả cảm đó.Một lý do khác, theo Klein, nếu buộc phải tự đánh giá hành động của mình, những người hùng sẽ nhìn nhận kết quả khắt khe hơn người ngoài cuộc, vì thế có xu hướng tự “hạ thấp” sự xả thân đó. Ví dụ, người ngoài vẫn sẽ cảm phục một người lao vào một đám đông trong biển lửa và chỉ cứu được vài người, trong khi bản thân người đó đánh giá tiêu cực hơn, vì vẫn có người phải chết.Klein kết luận rằng những người hùng giữa đời thường không quên mình vì tha nhân để được tụng ca hay ngưỡng mộ. “Những anh hùng từ chối mọi ngợi khen cho thấy tiếng tăm không phải là động lực cho các hành động vị tha” - Klein viết. ■ Tags: Người hùngTâm lýTâm lý họcAnh hùngBản năng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Những loại vũ khí nào mới xuất hiện trên chiến trường Nga - Ukraine? UYÊN PHƯƠNG 22/11/2024 Hôm 21-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc đến một cái tên mới xuất hiện trên chiến trường Ukraine là tên lửa tầm trung Oreshnik.
Đua theo ‘cơn sốt’ ăn táo đỏ, những ai không nên ăn? ĐOÀN NHẠN 22/11/2024 Nhiều người đang theo trào lưu mua táo đỏ trên mạng để ăn hằng ngày, nhưng cần lưu ý cách dùng đúng để đạt công dụng và tránh bất lợi.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.