02/04/2019 08:10 GMT+7

'Tấm đệm' bảo hộ công dân, niềm hy vọng của người Việt xa xứ

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Hình ảnh Đoàn Thị Hương nở nụ cười hạnh phúc, bày tỏ hài lòng với "bản án công bằng" khi rời Tòa thượng thẩm Shah Alam của Malaysia hôm 1-4 đã gây xúc động cho nhiều người dõi theo phiên tòa.

Tấm đệm bảo hộ công dân, niềm hy vọng của người Việt xa xứ  - Ảnh 1.

Đoàn Thị Hương cười tươi khi được cảnh sát hộ tống ra khỏi tòa tối cao Shah Alam ngày 1-4 - Ảnh: AFP

Đó là kết quả của sự chung tay góp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, trong đó có nỗ lực bảo hộ công dân của Chính phủ Việt Nam.

Ngay từ khi xảy ra vụ việc, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan đã tiếp xúc với Đoàn Thị Hương và gia đình, giải thích, hỗ trợ pháp lý, tìm luật sư, tìm kiếm nhân chứng theo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lợi hợp pháp cho Hương. 

Vài tuần trước phiên tòa 1-4, Việt Nam đã liên tục trao đổi với Malaysia ở nhiều cấp, bao gồm cấp bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng tư pháp.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trong tất cả các trao đổi này, Việt Nam đã đề nghị phía Malaysia đảm bảo việc xét xử công bằng, khách quan và trả tự do cho Đoàn Thị Hương.

Hội nhập, người Việt đi nước ngoài nhiều hơn. Theo số liệu tại Hội nghị ngoại giao lần 30 (tháng 8-2018), trung bình hằng năm có hơn 9 triệu lượt công dân Việt Nam ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau như lao động, du lịch, thăm thân nhân... 

Do vậy, áp lực bảo hộ công dân ngày càng lớn, yêu cầu cao hơn, thậm chí phức tạp hơn, nhất là khi dư luận ngày càng quan tâm đến công tác bảo hộ công dân.

Nếu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện tốt chức năng bảo hộ không chỉ tạo thuận lợi cho công dân Việt ở nước ngoài mà còn là chỗ dựa khi xảy ra những bất trắc, xóa đi cảm giác bị bỏ rơi nơi đất khách quê người. Không để công dân Việt bị o ép, đối xử bất công ở nước ngoài cũng là để khẳng định vị thế của Việt Nam với các nước.

Cần nhớ lại, thời mới mở cửa, người Việt ra nước ngoài gặp bất trắc, ít khi nhận được sự bảo vệ cần thiết. Nay tình hình đã khác khi đất nước có thêm nguồn lực để mở thêm nhiều cơ quan đại diện ở nước ngoài. 

Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 94 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ công dân và lãnh sự. Do đó, người Việt đi nước ngoài không còn cảm giác chênh vênh không biết dựa vào ai khi gặp sự cố, bất trắc.

Nhưng muốn bảo hộ tốt, cần phải đầu tư hơn nữa về nguồn lực, đặc biệt là thái độ, trách nhiệm và tinh thần tận tụy của những người có trách nhiệm ở các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Chỗ dựa đó phải ngày càng vững chắc, có trách nhiệm và tận tụy.

Mục tiêu cao nhất trong công tác bảo hộ công dân là bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam. Chính phủ không "bảo hộ" cho những hành động sai trái, vi phạm pháp luật nước sở tại. 

Công dân Việt ra nước ngoài cần phải trang bị kiến thức và chấp hành nghiêm túc luật pháp, đặc biệt là luật pháp nước bạn, trước hết để tự bảo vệ bản thân mình khỏi những rắc rối. Nhưng vẫn rất cần "tấm đệm" bảo hộ công dân để quyền lợi những người Việt gặp bất trắc được tôn trọng, không bị xâm phạm như trường hợp công dân Đoàn Thị Hương.

Đoàn Thị Hương có thể được về nhà đầu tháng 5

TTO - Nếu tính luôn cả thời gian bị giam cộng thêm việc giảm án, Đoàn Thị Hương có thể sẽ được về nhà sớm nhất vào đầu tháng 5.

QUỲNH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên