Một xe khách đậu nơi có biển cấm bị khóa bánh bằng dây xích - Ảnh: Huỳnh Hoa |
Đúng như vậy và không phải chỉ dọa suông, gần bờ hồ trung tâm, một chiếc xe khách đậu nơi có biển cấm đã bị khóa bánh bằng dây xích. Trước kính xe còn có tờ giấy ghi rõ số điện thoại để tài xế liên hệ.
Cảm giác đầu tiên của tôi là rất bất ngờ vì ở TP.HCM gần như người lái xe hơi nào cũng phải quan sát rất kỹ trước khi đậu xe xem có bảng cấm hay không, nếu có thì không bao giờ dám vi phạm. Và nếu vô ý vi phạm thì gần như ngay sau đó, cảnh sát giao thông sẽ xuất hiện để xử lý.
Khi được hỏi, một số hộ dân ở trung tâm Sa Pa cho biết dù có bảng cấm nhưng nhiều tài xế xe vẫn cố tình vi phạm, thậm chí đã có thêm dòng chữ mang tính răn đe nhưng vẫn có nhiều trường hợp vi phạm.
Biển cấm đậu xe ở thành phố Sa Pa - Ảnh: Huỳnh Hoa |
Lượng xe hơi đổ về Sa Pa rất lớn trong khi đường phố ở đây nhỏ và vỏn vẹn vài con phố dẫn đến việc không có chỗ cho tài xế đậu xe.
Và họ buộc phải đậu liều cả những nơi có biển cấm rồi bỏ xe đó đi cả buổi mới quay lại.
Việc đậu xe liều gây ách tắc giao thông trầm trọng cho thành phố du lịch nhỏ bé này.
Cơ quan chức năng chỉ còn cách gắn bảng răn đe và… xích những xe vi phạm lại chờ tài xế liên hệ để xử phạt.
Thiết nghĩ cách phạt như trên là đúng và cũng là cách trị những tài xế cố tình vi phạm.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giải quyết phần ngọn mà không giải quyết phần gốc?
Phải chăng chính quyền thành phố Sa Pa cần những điểm đỗ xe có thu phí đủ cho du khách đổ xe?
Và đó là cách để bớt đi hình ảnh những chiếc xe bị dây xích khóa lại khá phản cảm.
Căn cứ theo Luật giao thông đường bộ và nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ) thì người điều khiển ôtô sẽ bị xử phạt từ 600.000 - 800.000 đồng nếu đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận