Trong suốt Olympic 2024 vừa kết thúc, hành động bị nhìn trộm hoặc những "ánh nhìn quấy rối" liên tục nhắm vào các vận động viên. Điều này khiến Moritz Wesemann (22 tuổi) - vận động viên nhảy cầu nam của Đức - đã phải dè chừng bằng cách dùng khăn tắm che kín quần bơi của mình trong lúc trò chuyện cùng huấn luyện viên.
Chính điều này đã khiến hình ảnh của Moritz lan tỏa rộng khắp mạng xã hội.
Nam vận động viên nhảy cầu không phải trường hợp ngoại lệ
Moritz không phải vận động viên duy nhất nổi tiếng theo cách chẳng mong muốn như thế. Trước nam vận động viên nhảy cầu, nhiều tay bơi nam của các quốc gia tham dự Olympic bị quay hình hoặc chụp lại những khoảnh khắc nhạy cảm trong thời điểm thi đấu.
Nam vận động viên người Pháp Jules Bouyer, dù chỉ về đích thứ 8 ở nội dung thi đấu, nhưng lại gây chú ý bởi chiếc quần bơi bó sát của mình.
Một người dùng X (tên gọi mới của Twitter) đã bình luận khá khiếm nhã trên video quay Bouyer trước khi lặn rằng: "Tôi không phải là nhà sinh vật học, nhưng tôi tin chắc nhiễm sắc thể XY của vận động viên này đang phát huy hết tác dụng".
Một người khác viết: "Tôi thấy chủ đề này rất hấp dẫn và nhiều người khác cũng sẽ thích 'nghiên cứu' vận động viên này".
Trái ngược với những lời đùa cợt trên mạng xã hội, tiến sĩ Paul Bowell - giảng viên Đại học Swinburne, một chuyên gia về tác động xã hội của thể thao - cho biết việc "săm soi" các vận động viên nam có hại chẳng kém gì các vận động viên nữ.
Ông cho rằng: "Chúng ta cần tập trung vào việc nói về tài năng, tính kỹ thuật của môn thể thao này, thay vì nói về cấu tạo cơ thể hoặc ngoại hình của họ".
Tiến sĩ Bowell nói thêm việc sử dụng mạng xã hội đã làm tăng thêm "sự hấp dẫn" đối với cơ thể con người một cách cởi mở hơn. Nhất là khi người dùng được phép ẩn danh, điều này càng "tiếp tay" cho những chủ đề về cơ thể của vận động viên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận