Học sinh tại Hà Nội tới tham quan triển lãm sách giáo khoa - Ảnh: website Bộ Giáo dục và đào tạo
Tại hội thảo về sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29-9, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cho biết trong đội ngũ tác giả viết sách giáo khoa đều có thành phần là giáo viên phổ thông bên cạnh các tác giả có trình độ giáo sư, tiến sĩ.
Trong đó các giáo sư, tiến sĩ là những người dẫn dắt về mặt khoa học. Trong khi đó, những tác giả là giáo viên sẽ tham gia và đóng góp ý kiến để nội dung sách phù hợp với thực tiễn dạy học và đối tượng học sinh.
Việc biên soạn sách giáo khoa ở nhiều nước cũng như Việt Nam phải dựa vào cả cơ sở lý luận và thực tiễn, và triển khai các nghiên cứu cần thiết trong đó có cả nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi.
Các nhóm tác giả phải dựa trên các ma trận năng lực để tính "điểm rơi" cho mỗi năng lực, phẩm chất trong nhóm năng lực, phẩm chất cần đạt ở mỗi môn học trong suốt cả cấp học và mối tương quan giữa các môn học.
Với yêu cầu đó, theo đại diện Bộ GD-ĐT, số lượng tác giả có trình độ đào tạo cao là cần thiết. Tuy nhiên ở khía cạnh pháp lý, tiêu chuẩn về tác giả biên soạn sách giáo khoa được quy định cụ thể tại các thông tư của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2017 và năm 2022.
Theo đó, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phải đáp ứng tiêu chuẩn: có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất ba năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận