10/07/2018 10:00 GMT+7

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ?

P.Q
P.Q

Hiện nay, vấn đề áp lực trong học hành đang được nhiều người quan tâm hơn. Từ nhiều năm trước, Bộ GD-ĐT đã bắt đầu đề ra và áp dụng giảm tải cho nhiều môn học.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 1.

Áp lực từ nhiều phía khiến con trẻ chán nản, tự ti, thụ động

Tuy nhiên, trên thực tế, các em học sinh hiện nay vẫn phải theo đuổi chương trình khá nặng nề, số tiết học chính khóa luôn cao hơn nhiều, thậm chí "áp đảo" so với những giờ học ngoại khóa và các môn năng khiếu.

Dù chủ trương không tăng số lượng tiết học trong một tuần, nhưng việc phải theo đuổi hơn 12 môn ngay từ cấp tiểu học cho đến trung học phổ thông đã khiến các em học sinh phải "gồng mình" cố gắng tiếp thu lượng kiến thức khổng lồ, khá nặng về lý thuyết và dàn trải trên mọi môn học.

Mỗi lần thay đổi sách giáo khoa, hình thức thi cử, dù theo hướng cải cách hay không, người chịu áp lực lớn nhất, thấp thỏm chờ đợi vẫn là các em học sinh.

Áp lực từ "con nhà người ta"

Với nhiều học sinh, khoảng thời gian học mỗi ngày của các em có thể lên đến hơn 12 giờ. Sau giờ học chính khóa với phần lớn các trường áp dụng bán trú 2 buổi/ngày, nhiều học sinh lại tiếp tục đến các lớp học thêm ngoài giờ.

Với tâm lý sợ con "không bằng bạn bằng bè", không ít bậc làm cha mẹ đã vô tình đặt áp lực lên con em mình. Những đêm thức trắng hoặc chỉ ngủ vỏn vẹn 3 - 4 tiếng để làm bài, học bài và nỗi lo mỗi khi bị điểm thấp trong các bài kiểm tra, kỳ thi đã trở thành nỗi ám ảnh vô hình với các em.

Chính vì vậy, thay vì được tập trung phát triển năng khiếu cá nhân, từ bé, các em đã được uốn nắn theo khuôn khổ phải học giỏi đều tất cả các môn để đạt được danh hiệu cao, khiến gia đình, nhà trường tự hào.

Cuộc chạy đua trường chuyên, lớp chọn

Gần như đã trở thành "luật bất thành văn", mỗi khi năm học vừa kết thúc, thay vì được hưởng một mùa hè trọn vẹn, các em học sinh lại phải học thêm để chuẩn bị tốt cho chương trình lớp mới.

Ngay từ cuối cấp tiểu học, các em học sinh lớp 5 đã phải căng thẳng cho kỳ thi đầu vào lớp 6 ở một "trường điểm". Và sau bốn năm miệt mài đèn sách ở trường trung học cơ sở, các em bước vào kỳ thi lớp 10 với tâm trạng lo âu chờ đợi điểm thi vào những trường chuyên hàng đầu.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 2.

Xóa áp lực để những tiết học tiếng Anh thêm hào hứng

Điều này đã khiến nhiều học sinh đã rơi vào tình trạng chán nản, căng thẳng, điểm số tuột dốc và thậm chí còn gặp nhiều vấn đề rối loạn tâm lý, trầm cảm, tự ti về bản thân...

Xóa áp lực để việc học thêm vui

Trước những áp lực học tập lớn, nhiều phụ huynh đã dần thay đổi cách nhìn nhận của mình trong việc tìm kiếm phương pháp giáo dục con trẻ, chú trọng hơn trong việc kích thích sự tìm tòi, khám phá và tạo cơ hội để các em được bộc lộ tài năng của mình. Không còn những giờ học khô khan, nhàm chán, các em giờ đây có thể tự tin hơn khi xây dựng bài học, đóng góp và được đón nhận ý kiến một cách cởi mở.

Tại Tổ chức Giáo dục Mỹ AEG (American Education Group), với phương pháp STEAM English mỗi giờ học không chỉ đơn thuần xoay quanh việc tiếp thu kiến thức mới mà còn mang đến những giờ phút thoải mái, nhẹ nhàng tràn ngập niềm vui.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 3.

Học viên AEG khám phá nhiều điều thú vị từ những thí nghiệm thực tế

Với việc giảng dạy tiếng Anh thông qua phương pháp STEAM (viết tắt của Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học), AEG giúp các học viên tiếp xúc nhiều hơn với các thí nghiệm thực tiễn, tự mình thực hiện những mô hình khoa học, nghệ thuật thú vị.

Hoàn toàn khác biệt với phương pháp học Anh văn truyền thống, giáo viên cho đọc bài, trả từ vựng, làm kiểm tra, AEG giúp việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn khi để học viên tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua các hoạt động trực quan tại lớp.

Qua đó học viên cũng sẽ học được thêm nhiều kiến thức của các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học để nuôi dưỡng và phát triển đam mê của mình.

Tại sao phải gây áp lực học hành lên con trẻ? - Ảnh 4.

Đừng tạo thêm áp lực, hãy tìm động lực khơi dậy ước mơ cho con trẻ

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên tận tâm, giàu kinh nghiệm và được đào tạo với chuyên môn vững vàng tại AEG sẽ cùng đồng hành với các em trong suốt những tiết học, theo sát từng bước phát triển, cùng hướng dẫn, vun đắp cho năng khiếu của các em.

Khéo léo cân bằng giữa "học" và "hành", AEG trang bị cho các học viên đầy đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại, có thêm nhiều cơ hội bộc lộ sự sáng tạo qua những bộ môn nghệ thuật.

Thông qua hoạt động trực quan và thí nghiệm thực tiễn, việc học trở nên ý nghĩa hơn, trở thành một cuộc hành trình để các em thỏa sức khám phá bản thân, học cách tư duy thông minh, gạt bỏ được áp lực điểm số và tự tin hơn về khả năng của chính mình.

Xin đừng tạo thêm áp lực, thay vào đó, hãy tìm động lực, khơi dậy ước mơ, niềm đam mê và tài năng trong tâm hồn con trẻ.

Thông tin liên hệ AEG:

Địa chỉ: 66-68 Võ Văn Tần, Phường 6, quận 3 , TP.HCM

Điện thoại: 028 3930 0808

Email: [email protected]

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên