“Để sang phía bên kia chứ gì!”. (To get to the other side).
Chắc đó là chuyện đùa lần đầu tiên tôi được nghe lúc còn trẻ. Chắc đây cũng là chuyện đùa tất cả mọi người được nghe lần đầu tiên ở đất nước những người nói tiếng Anh bản xứ. Và nó không hài hước gì cả, thực sự nó là “anti-joke”, hiểu nôm na là chuyện đùa mà chẳng buồn cười.
Anti-joke là như thế này:
- Có một nhóm bạn bè đang cười với nhau. Rồi một người khác đến hỏi mọi người đang cười cái gì. Một người trong nhóm đó kể chuyện đùa:
“Tôi đến gặp ông Joe. Tôi hỏi: Joe có điện thoại không?”.
Joe trả lời: “Không, cà chua”.
Rồi mọi người trong nhóm cười lớn. Người mới đến có hai lựa chọn:
Một, cười với mọi người. Hai, hỏi: “Mọi người cười vì cái gì vậy?”. Rồi người kể chuyện đùa đó hỏi: “Ủa, không hiểu hả? Có điện thoại không? Không, cà chua”. Và cười tiếp.
Giờ người nghe chuyện đùa có thể chịu thua áp lực bạn bè hay có thể kệ mọi người.
Đây không phải chỉ là chuyện đùa, mà cũng là thí nghiệm tâm lý.
Nói một cách nghiêm túc, chuyện đùa “Why did the chicken cross the road?” có thể là chuyện đùa chán nhất. Nhưng về anti-joke thì… có thể là thú vị. Ví dụ:
- Cái gì là màu trắng và mùi giống như phô mai vàng?
- Phô mai trắng.
Hay là chuyện đùa về “Mẹ mày béo quá thì…”. Ở Mỹ có rất nhiều chuyện đùa về “Your momma is so fat that...”.
Ví dụ:
- Your momma is so fat, I took a picture of her last Christmas and it’s still printing. (Mẹ mày quá béo, tao đã chụp hình bà ấy Giáng sinh năm ngoái và nó vẫn còn đang được in).
- Your momma is so fat when she got on the scale it said: “I need your weight not your phone number”. (Mẹ mày quá béo, khi bà ấy đứng lên cái cân thì nó nói: “Tôi cần cân nặng không phải số điện thoại của bạn”).
Hay là:
- Your momma is so ugly when she tried to join an ugly contest they said: “Sorry, no professionals”.
- Mẹ mày quá xấu, khi bà ấy cố đăng ký tham gia cuộc thi sắc xấu người ta nói: “Xin lỗi, cuộc thi này không dành cho người chuyên nghiệp”.
Nhưng anti-joke thì như sau:
- Mẹ mày quá béo… chúng tao rất lo về sức khỏe của bà ấy.
Chuyện đùa “con gà đi qua đường” không phải là chuyện đùa lâu đời nhất nhưng lại là chuyện đùa nổi tiếng nhất. Câu chuyện đùa này đã tồn tại hơn 160 năm rồi, lần đầu tiên trên tạp chí Knickerbocker, ở thành phố New York, 1847.
Chuyện đùa đầu tiên trên thế giới được viết ra 4.000 năm trước, viết bằng tiếng Sumer cổ đại:
“Cái gì đó chưa bao giờ xảy ra từ thời xa xưa; một người phụ nữ không xì hơi trong vòng tay của chồng”.
Vậy thì chuyện đùa đầu tiên mọi người biết được là chuyện đùa về “xì hơi”… Tiếng Anh có một số chuyện đùa kêu là “Dirty joke”, là chuyện đùa không phù hợp với trẻ con. Ví dụ:
- What’s the difference between your boyfriend and a condom?
Condoms have evolved: They’re not so thick and insensitive anymore.
- Sự khác biệt giữa bạn trai của bạn và bao cao su là gì?
Bao cao su đã cải tiến: Nó không còn dày và thiếu nhạy cảm như xưa. (Note: Dày, tiếng Anh là thick. Thick có hai nghĩa bằng tiếng Anh: 1- Dày, 2- Stupid (ngu).
Mà dirty joke cũng có anti
- joke. (Dirty có hai nghĩa: 1- Dâm, 2- Bẩn).
Joke: White horse fell into a mud puddle. (Con ngựa trắng rơi vào ao bùn).
Trở lại với nhân vật chính của chúng ta, con chicken. Các bạn có thể nói chắc là con gà đó không có “Agyrophobia”, là một nỗi sợ đi qua đường.
Nhưng tại sao một con gà lại muốn đi qua đường? Đi qua đường có thể rất là nguy hiểm, nhiều xe lắm so với một con gà nhỏ bé.
Hay là con gà này biết tương lai của nó là... một con gà ở KFC và khiến cho khách hàng béo quay; hay trở thành gà chiên nước mắm.
Có lẽ con gà muốn đi qua đường để... tự tử. Bởi “ở bên kia” đôi khi chính là nghĩa bóng của.... “qua đời”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận