Điều đó lý giải vì sao chúng ta thường khó ngủ, đau lưng khi ngủ ở giường lạ.
“Giường lạ khó ngủ” là điều không hiếm và cũng không mới. Không ít người trong chúng ta thường chỉ ngủ ngon khi nằm trên chiếc giường của mình và ở trong nhà mình. Cho dù chiếc giường mới cùng kích cỡ, cùng kiểu nệm, nhưng giấc ngủ ở nơi xa vẫn không thể tròn. Điều này xuất hiện trong đêm đầu tiên và mất nhiều đêm sau đó, chúng ta mới có thể ngủ ngon.
Nhiều người cho rằng có yếu tố tâm linh ở đây, nên càng khó ngủ thêm những đêm về sau. Trên thực tế, hiện tượng này hoàn toàn bình thường và có thể lý giải bằng khoa học.
Một nghiên cứu được các nhà khoa học Mỹ thực hiện năm 2016 phát hiện ra rằng phần não bên trái của chúng ta vẫn hoạt động nhiều hơn phần bên phải khi ngủ ở giường lạ đêm đầu tiên, đặc biệt là ngay cả trong giai đoạn ngủ sâu.
Điều thú vị là hiện tượng này xảy ra không chỉ với con người. Một số loài chim đã được phát hiện là ngủ với một mắt mở và một bên não thức khi chúng ở trong một môi trường nguy hiểm. Ngay cả một số loài động vật có vú ở biển cũng có hiện tượng tương tự.
Các nhà khoa học lý giải rằng, điều này thuộc về bản năng sinh tồn của chúng ta. Khi ngủ ở một nơi mới lần đầu tiên, một phần não của chúng ta dường như vẫn thức cho mục đích giám sát, cảnh giác trong môi trường xa lạ. Do đó, chúng ta sẽ có cảm giác trằn trọc không ngon giấc, thậm chí nhạy cảm và tỉnh dậy nhanh hơn bình thường rất nhiều.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với những ai phải đi công tác xa nhà. Tuy nhiên, việc khó ngủ ở giường lạ chỉ diễn ra trong đêm đầu tiên và giảm dần những đêm sau đó. Đối với những người thường xuyên không ngủ ở nhà thì ít có cảm giác này do não đã quen với sự thay đổi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận