Theo CNN, điều này hoàn toàn có lý do giải thích.
Kể từ tháng 5 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã sử dụng chữ cái trong bảng chữ cái Hi Lạp để đặt tên cho các biến thể của Corona-virus. Ví dụ như biến thể Delta, Lota, Lambda.
Vì lẽ đó mà khi một biến thể mới với tên khoa học khó sử dụng là B.1.1.529 được phát hiện vào tuần trước ở Nam Phi, nhiều người đã suy đoán WHO sẽ đặt tên nó theo chữ cái Hi Lạp tiếp theo trong danh sách là: Nu.
Thế nhưng cơ quan y tế đã bỏ qua Nu, Xi và sử dụng Omicron - chữ cái thứ 15 trong bảng chữ cái Hi Lạp.
Theo CNN, việc sử dụng Omicron hoàn toàn có dụng ý. Trước hết, Nu dễ bị nhầm lẫn với “New” – nghĩa là mới. Trong khi đó, Xi lại dễ bị hiểu lầm thành “Xi” trong họ tên tiếng Anh của ông Tập Cận Bình – chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Quan điểm của Tổ chức WHO là khi đặt tên bất kỳ một biến thể virus hay bệnh mới nào đều phải tránh các tên “gây xúc phạm đến bất kỳ nhóm văn hóa, xã hội, quốc gia, khu vực, nghề nghiệp hoặc dân tộc nào”, cũng không được mang ẩn ý quảng cáo cho thương hiệu nào.
Vào hồi tháng 5-2021, WHO cho biết tên khoa học của các bệnh mới đối với nhiều ngôn ngữ “có thể khó nói và khó nhớ, và dễ bị hiểu sai”. Do đó, mọi người thường sử dụng cách gọi các biến thể theo tên những nơi mà chúng được phát hiện, chẳng hạn như “virus Vũ Hán”, “virus Trung Quốc”. Điều này gián tiếp dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người châu Á nói chung.
Để tránh những kỳ thị này, WHO xác định các phương pháp hay nhất để đặt tên các bệnh mới ở người theo bảng chữ cái Hi Lạp nhưng đảm bảo "mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực không cần thiết của tên bệnh đối với thương mại, du lịch, du lịch hoặc phúc lợi động vật".
Vì vậy, đó là cách mà biến thể Corona-virus mới nhất này được đặt tên là Omicron.
Và nếu các biến thể mới hơn xuất hiện, rất có thể tên là Pi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận