Theo PGS Nguyễn Thế Chinh, viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên-môi trường, hậu quả rõ nhất là việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên đã để lại những thiệt hại hết sức nặng nề |
Theo PGS Nguyễn Thế Chinh, viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên-môi trường, hậu quả rõ nhất là việc tàn phá tài nguyên thiên nhiên đã để lại những thiệt hại hết sức nặng nề.
“Như thủy điện sông Bung 2 là chết dở. Làm công trình thủy điện lớn như thế sao lại chủ quan vậy, vỡ đập thủy điện là chuyện kinh khủng làm sao chủ quan được nhưng mọi việc vẫn bị xem thường” -ông Chinh nói.
Đề cập đến thực trạng tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá, ông Chinh dẫn chứng từ năm 1998 chỉ thị của trung ương đã nhận định thực trạng “rừng tiếp tục bị tàn phá nặng nề, khoáng sản bị khai thác bừa bãi. Đất đai bị xói mòn và thoái hóa; đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm. Nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt, vùng biển đã bắt đầu bị ô nhiễm”.
Theo ông Chinh, gần hai thập kỷ sau, thực trạng môi trường được trung ương nhìn nhận và đánh giá với thực tế “ngày càng xấu đi”. Đó là tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng”.
“Thực tế tài nguyên thiên thiên nhiều thập niên qua bị tàn phá, và môi trường hiện nay quá ô nhiễm rồi, giờ đang phải đầu tư để khôi phục” - PGS.Chinh cho hay.
Thừa nhận thực tế hiện nay ô nhiêm môi trường, tài nguyên cạn, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng thực tế trước mặt đặt ra nhiều thách thức cho quá trình phát triển.
Theo ông Nhân, sau 30 năm tập trung ưu tiên vào tăng trưởng kinh tế để thoát nghèo, tài nguyên và môi trường đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
“Ô nhiễm, suy thoái môi trường tiếp tục gia tăng cả về số lượng, quy mô, điển hình là sự cố ô nhiễm môi trường biển khu vực miền Trung từ tháng 4-2016 vừa qua. Rồi ô nhiễm không khí ở các đô thị. Rồi nạn chặt phá rừng trái phép tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương. Và phải khẳng định là tài nguyên thiên nhiên tiếp tục bị khai thác không bền vững, sử dụng thiếu hiệu quả” - ông Nhân cho hay.
Tại hội nghị, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần quyết liệt thực hiện mô hình tăng trưởng xanh. “Các nước đã chuyển từ mô hình kinh tế nâu sang phát triển tăng trưởng xanh, tức là phát triển bền vững và chỉ có khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên mới có thể tồn tại được” - ông Chinh nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận