Phóng to |
Thân nhân của các nạn nhân trong tai nạn tàu siêu tốc ngày 23-7 biểu tình đòi sự thật tại ga Nam Ôn Châu - Ảnh: AFP |
Ông An Lộ Sinh cho biết thay vì bật tín hiệu đèn đỏ khi tàu D3115 bị sự cố mất điện đang phải dừng lại sửa chữa, đèn tín hiệu lại chuyển sang màu xanh và tai nạn đã xảy ra. Song dư luận Trung Quốc không đồng tình với lời giải thích này. Tân Hoa xã đưa tin nhiều người dân Trung Quốc đã chỉ trích dữ dội Bộ Đường sắt nước này. “Đây không phải là thiên tai, tôi cho rằng có sự sai lầm trong vấn đề quản lý và lên lịch trình cho các chuyến tàu” - Lý Nghĩa Tân, một hành khách sống sót từ chuyến tàu D301, nói.
Cần sự thật hơn cần tiền
Ngày 27-7, hơn 100 thân nhân của 39 hành khách thiệt mạng trong vụ tai nạn đã tụ họp ở ga Nam Ôn Châu yêu cầu chính quyền cho biết nguyên nhân thật sự đằng sau tai nạn. Theo Thời báo Hoàn Cầu, thân nhân của các nạn nhân muốn đối thoại trực tiếp với các quan chức của Bộ Đường sắt Trung Quốc. “Hãy công bố nguyên nhân thật sự đằng sau tai nạn tàu siêu tốc ngày 23-7 và tôn trọng chân giá trị của các nạn nhân” - một biểu ngữ dài 15m đã được giăng ra ở ga Nam Ôn Châu suốt ngày 27-7.
“Họ từng tuyên bố rằng những chiếc tàu siêu tốc được chế tạo với kỹ thuật tiên tiến hơn cả tàu Shinkansen của Nhật. Sao lại nói rằng do lỗi của đèn tín hiệu quá dễ dàng đến thế. Cơ quan chức năng không nên che giấu bất cứ chuyện gì với công chúng” - Vương Hội, người phụ nữ đã mất chồng trong vụ tai nạn, không giấu được sự giận dữ.
Thân nhân của những người bị nạn cũng thẳng thừng từ chối khoản bồi thường 500.000 nhân dân tệ (77.626 USD) do ngành đường sắt đưa ra. Đa số đều yêu cầu chính quyền hãy công bố sự thật về nguyên nhân tai nạn và các cá nhân phải chịu trách nhiệm trong vụ này rồi hãy nói đến chuyện bồi thường. “Chúng tôi không cần tiền, chúng tôi cần sự thật” - bà Vương nói. Họ càng thêm giận dữ với đề nghị mà chính quyền Ôn Châu đưa ra: thưởng 50.000 nhân dân tệ cho những người sớm ký vào biên bản thỏa thuận bồi thường và không “làm phiền” ngành đường sắt nữa.
“Tôi chưa biết nguyên nhân tai nạn thì làm sao có thể nói đến chuyện bồi thường?” - một người thân của bé Hướng Vi Nghĩa, bị mất cả cha lẫn mẹ trong tai nạn, phẫn nộ. “Họ không màng đến tai nạn và nguyên nhân gây ra nó. Họ làm như thể chúng tôi đến đây chỉ vì tiền. Còn điều gì đau đớn hơn” - anh trai của một nạn nhân đi trên chuyến tàu định mệnh D301 nói.
Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời các chuyên gia cho biết đa số đều cho rằng mức bồi thường trên là chưa thỏa đáng và rất lạnh lùng.
Điều tra minh bạch
Theo Tân Hoa xã, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo mới đây đã yêu cầu điều tra nhanh chóng và minh bạch nguyên nhân gây tai nạn, đồng thời công bố kết quả điều tra cho người dân được biết. Ông Ôn Gia Bảo cũng cho biết sẽ nghiêm trị những quan chức đã tắc trách để gây ra tai nạn. Ông cho rằng các vụ sập cầu, tai nạn hầm mỏ, tai nạn giao thông vừa qua cho thấy một số đơn vị, ngành, thậm chí chính quyền một số địa phương đã quá xem nhẹ các vấn đề an toàn liên quan đến sinh mạng người dân, quản lý lỏng lẻo và không tuân thủ quy định của quốc gia.
Nhật báo Đô Thị Phương Nam viết: “Không có một cuộc điều tra độc lập để làm rõ sự thật của vấn đề, người sống sẽ không bao giờ bằng lòng và người chết cũng không được yên nghỉ”. Chuyên gia Hà Vĩ Phương thuộc Đại học Luật Bắc Kinh kêu gọi thành lập một ủy ban độc lập để điều tra vụ tai nạn cũng như sự phát triển của ngành đường sắt siêu tốc. Theo ông Hà, việc để Bộ Đường sắt điều tra và công bố kết quả theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi còi” là rất khó có sự minh bạch.
Trung Quốc đóng thêm hai tàu sân bay Việc Trung Quốc dự định đặt tàu sân bay Thi Lang ở căn cứ đảo Hải Nam và cho đóng thêm hai tàu sân bay mới càng làm gia tăng lo ngại về xung đột trên biển Đông. “Hai tàu sân bay đang được đóng tại xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải” - một nguồn tin thân cận với cấp lãnh đạo đảng của Trung Quốc bí mật tiết lộ với Reuters. Trước đó, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cảnh Nhạn Sinh chính thức thừa nhận chương trình phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. “Sự minh bạch về các chính sách quốc phòng của Trung Quốc không chỉ là mối quan ngại của Nhật mà còn của khu vực và cộng đồng quốc tế - chánh văn phòng nội các Nhật Yukio Edano tuyên bố - Trung Quốc cần cải thiện sự minh bạch bằng việc công khai các loại thông tin bao gồm mục đích sở hữu tàu sân bay cũng như các kế hoạch triển khai, đóng tàu”. |
__________
Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận