Cường độ âm thanh bình thường mà tai có thể nghe được là từ 0 dB - 100 dB (decibel).
Mức âm thanh giao tiếp trung bình khoảng từ 30 - 60 dB. Bình thường, âm thanh được đập vào vành tai, ống tai trước khi đến màng nhĩ. Với cường độ 90 dB (tương đương với tiếng nói to), tiếp xúc khoảng 5 giờ/ngày, sau 5 năm, tỷ lệ điếc là 10%, sau 25 năm, tỷ lệ điếc lên tới 40%.
Nếu ngày nào bạn cũng nghe headphone thì vài năm sau có thể bị điếc do tổn thương tế bào nhận âm thanh ở tai trong, nên không thể phát hiện qua chụp phim hay khám. Bệnh diễn biến âm thầm, đến khi phát hiện thì không có khả năng hồi phục. Nếu nghe nhạc trực tiếp từ tai nghe quá nhiều, trẻ em có nguy cơ bị điếc cao hơn người lớn vì thần kinh trẻ chưa vững nên dễ bị chấn động mạnh hơn.
Theo thống kê của WHO, Việt Nam có số người bị suy giảm thính lực khá cao, từ 5-7% trong khi con số trung bình của cả thế giới là 4,2%.
Điếc do tiếng ồn không có triệu chứng, diễn biến chậm, có khi kéo dài hằng năm, tùy cường độ tiếng ồn và thời gian tiếp xúc. Đến khi phát hiện bệnh thì đã quá muộn, người bệnh không thể phục hồi thính giác như trước.
Ở Việt Nam, trong các bệnh nghề nghiệp, bệnh điếc do tiếng ồn chỉ đứng sau bệnh bụi phổi silic. Khảo sát của Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương cho thấy, thanh thiếu niên bị giảm sức nghe có tỷ lệ khá cao, tập trung ở các khu công nghiệp, đô thị.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận