TTCT - Hai cách đánh giá tác phẩm nghệ thuật là giá cả (price, số tiền mà người mua trả để sở hữu tác phẩm), và giá trị (value, đôi khi không liên quan tới giá cả) sẽ như thế nào trong thời kỹ thuật số? Một tác phẩm không tồn tại trong điều kiện vật lý, mà chỉ trong thế giới Internet đã được trả với giá gần 70 triệu USD khiến chúng ta muốn có câu trả lời. Sự khác nhau giữa giá trị và giá cả rất tinh tế, nhưng rất rõ ràng. Để hiểu sự khác biệt, thử đặt câu hỏi “Điều gì quyết định giá cả của tác phẩm, và điều gì quyết định giá trị của tác phẩm?”. Câu hỏi đầu tiên có câu trả lời ngay: thị trường.MUỐN MUA VÀ SẴN SÀNG CHI TIỀNCác tác phẩm nghệ thuật mật mã dùng công nghệ NFT (token không thể thay thế), tệp ảnh kỹ thuật số JPG độc nhất vô nhị được ghi nhận trên một sổ cái kỹ thuật số blockchain (chuỗi khối) đang trở thành hàng “hot” sau khi tác phẩm Everydays: the First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán với giá gần 70 triệu đôla Mỹ vào tháng 3-2021, đạt kỷ lục thế giới cho một tác phẩm của nghệ sĩ còn sống. Chỉ có Damien Hirst và Jeff Koons mới có thể bán giá cao hơn như thế. Bức tranh "Everydays: The First 5000 Days" -bán với giá 70 triệu USD của Mike Winkelmann (Beeple). Khi nói đến giá cả, chuyện tác phẩm thực sự đáng giá như thế nào không còn quan trọng. Điều mấu chốt ở đây là có người muốn mua và họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền cho tác phẩm đó. Các tác phẩm dùng NFT là hiện thân nổi bật cho quy luật đó. Tại nhà đấu giá Christie’s London, giao dịch của Beeple đã diễn ra trong môi trường vật lý, trong sự kinh ngạc của giới nghệ thuật và tài chính. Tác phẩm này được hình thành từ tất cả những bức ảnh mà Beeple đã sáng tác và đăng lên mạng mỗi ngày từ năm 2007.Đến nay, không nghệ sĩ NFT nào giàu có hơn Mike Winkelmann - tên thật của Beeple, 39 tuổi. Ông bố hai con ở Charleston, Nam Carolina (Mỹ) có bằng khoa học máy tính tại Purdue, không có nền tảng giáo dục chuyên môn về nghệ thuật đã sử dụng phần mềm đồ họa 3D để tạo các “tác phẩm nghệ thuật” kỳ quặc, dễ tạo cảm giác phản cảm nếu tách rời ra và nhìn kỹ.Trong hơn 10 năm, Beeple có sở thích mỗi ngày tạo ra một hình ảnh kỹ thuật số, mô tả viễn cảnh về văn hóa đại chúng và chính trị, rồi đăng lên Facebook và Instagram. Anh có lượng người hâm mộ cuồng nhiệt trên Internet.Nhưng trước khi phiên đấu giá diễn ra, anh không thể kiếm được tiền từ các tác phẩm kỹ thuật số này, vì tác phẩm của anh dễ bị sao chép, chỉ cần nhấp chuột phải. Khi Nifty Gateway, nền tảng chợ trực tuyến, sàn giao dịch đấu giá các món hàng kỹ thuật số mà họ quảng bá sẽ giúp bạn “thực sự có thể sở hữu tác phẩm kỹ thuật số” vì khả năng xác minh nguồn gốc và tính nguyên bản, Nifty Gateway bắt đầu tiếp cận các nghệ sĩ, thúc đẩy phổ biến nền tảng.Beeple là lựa chọn hiển nhiên khi có hơn 1 triệu người theo dõi anh trên Instagram thời điểm đó. Với sự hỗ trợ của các kỹ sư tại Nifty Gateway, anh có thể lập trình để biến nghệ thuật trở nên sống động, biến đổi theo thời điểm, hoặc đạt được một mục tiêu theo ý của anh.Các tác phẩm của anh hầu hết đều đề cập tới chủ đề chính trị vốn rất sôi sục tại nước Mỹ. Kết quả tác phẩm có hai khả năng, nếu Trump tái đắc cử, tác phẩm Crossroad bằng công nghệ NFT sẽ biến thành một người đàn ông khỏe mạnh, cơ bắp, khỏa thân, đẫm mồ hôi bước qua lửa. Nếu ông thua, NFT sẽ biến thành đoạn video lặp lại cảnh Trump nằm úp mặt dưới cầu vồng, trên cơ thể trần trụi của ông là từ “kẻ thua cuộc”.Tác phẩm đã được bán vào ngày 31-10 trên Nifty Gateway, giá hơn 66.000 USD cho nhà đầu cơ tài sản kỹ thuật số 32 tuổi ở Miami, có bằng MBA của Columbia. Người này bán lại trên Nifty Gateway, chốt lời gấp 10 lần. Beeple kiếm được khoảng 660.000 USD nhờ quy định tính phí của nền tảng này (nghệ sĩ được nhận thêm 10% tiền bản quyền mỗi khi tác phẩm được bán sang tay sau đó).Để hiểu độ “hot” của sàn, Cameron - một anh em song sinh với Tyler Winklevoss, hai tỉ phú Bitcoin mới - từng nói với Forbes vào tháng 4-2021, rằng cứ trong vòng 5 phút, họ lại kiếm được 4 triệu USD. Một năm trước, con số đó chỉ là 50.000 USD.Và sẽ còn nhiều phương thức biểu đạt “nghệ thuật kỹ thuật số” tiếp tục nở rộ và được bán với mức giá điên khùng. Ví dụ, tháng 4-2021, một pixel của tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại ở dạng kỹ thuật số đã được bán với giá hơn 1,7 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby's, do nghệ sĩ kỹ thuật số Pak sáng tác. Phòng đấu giá, Christie, khoảng năm 1808. SAO LẠI CÓ MỨC GIÁ ĐÓ?Người hỏi câu này có thể thực sự chân thành tò mò, nhưng cũng có người tin rằng nhiều tác phẩm nghệ thuật ngày này đúng là những trò lừa đảo vĩ đại. Tác phẩm 5000 days của Beeple có rất nhiều gièm pha. Trong bài viết trên Plural, Lee Weng Choy, chủ tịch Hiệp hội quốc tế các nhà phê bình nghệ thuật tại Singapore, cho rằng cần có thêm thời gian để suy nghĩ, nhưng gạt bỏ lập tức NFT cũng không hẳn đúng đắn. Lịch sử nghệ thuật đương đại không xa lạ gì với những gièm pha. Sự bùng nổ quá đáng các thương vụ NFT hiện nay chỉ là chương tiếp theo mà thôi.Nghệ thuật hiện đại cũng đã từng như vậy. Các nghệ sĩ Ấn tượng từng bị khinh miệt ở Paris, thì vài thập niên sau, các tác phẩm của Manet, Monet, Renoir, van Gogh là những tác phẩm được yêu thích, là trung tâm thu hút sự chú ý của các triển lãm, bảo tàng, và là kim cương trong các phiên đấu giá đắt đỏ nhất. Ngay cả các nghệ sĩ biểu hiện trừu tượng như Pollocks và de Koonings cũng từng bị chỉ trích là “con tôi cũng vẽ như thế được”, giờ đây các tác phẩm của họ được giới sưu tầm săn lùng.Nhưng nhìn chung, thái độ khinh bỉ vẫn tiếp tục, đặc biệt với những tác phẩm không mang truyền thống như tranh giá vẽ, theo Lee Weng Choy. Trước triển lãm Singapore Biennale lần 2, tờ Sunday Times ngày 31-8-2008 đã xuất bản bài xã luận, cho rằng triển lãm thiếu “niềm vui thẩm mỹ, nỗ lực có mục đích và tay nghề nghệ sĩ”, vốn là những đặc điểm quan trọng của một tác phẩm nghệ thuật. Một độc giả đã gửi thư phản hồi, đề nghị có lẽ tờ báo nên gạt sang bên những thiên kiến của mình và bước vào thế kỷ 21. TIỀN ĐẾN TỪ ĐÂU?Giá của tác phẩm nghệ thuật và thị trường nghệ thuật không thể hiện nhiều về nghệ thuật, mà về tài sản, về độ giàu có, rằng người giàu thực sự thích mua những bức tranh đắt tiền.Trong báo cáo Art Basel và UBS Global Art Market ra mắt 16-3-2021, doanh số toàn cầu tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ là 50,1 tỉ USD năm 2020, giảm 22% so với năm 2019, do COVID-19. Chỉ 37% trong số 365 hội chợ nghệ thuật toàn cầu dự kiến vào năm 2020 thực sự diễn ra trên thực tế, còn 61% là hoãn. 2% còn lại là các sự kiện lai giữa online và offline.Lĩnh vực đấu giá cũng bị ảnh hưởng lớn. Các phiên đấu giá có doanh thu toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong thập niên, còn 17,6 tỉ USD năm 2020, giảm 30% từ 25,2 tỉ năm 2019 và 32,4 tỉ năm 2011.Báo cáo cũng cho thấy sự bất bình đẳng tài sản tăng nhanh, và cho thấy mua nghệ thuật (và đồ cổ hay đồ sưu tầm xa xỉ) có nhiều khả năng không hẳn liên quan tới sở thích của những người có nhiều đặc ân. Theo dữ liệu của UBS, Forbes, và các nguồn khác, năm 2020, số lượng triệu phú chỉ chiếm 1% dân số trưởng thành trên thế giới, nhưng sở hữu 43% tài sản toàn cầu.Mỹ vẫn đang có nhiều tài sản nhất, nhưng Trung Quốc đại lục đang có số triệu phú mới tăng nhanh chóng, đặc biệt thời điểm đại dịch đạt đỉnh. Trong số người có tài sản siêu giàu (ultra-high net worth - UHNW, tức là tài sản 50 triệu USD trở lên), Mỹ mỗi năm tăng 3%, Trung Quốc 2%. Từ tháng 3 đến 12-2020, ba người giàu nhất thế giới có số tài sản tăng thêm 113%, và tốp 500 tỉ phú giàu hơn thêm 50% nữa, trong lúc thế giới đang hỗn loạn vì dịch bệnh, thì người siêu giàu càng giàu hơn.Thị trường nghệ thuật năm 2020 không suy giảm mạnh như các phỏng đoán trước đó, mức độ dẻo dai của các thị trường vốn cổ phần là lý do chính để duy trì và tăng tài sản ở phần trên của vòng tròn tài chính toàn cầu, nhưng nhiều người trong số UHNW này là các nhà sưu tập.Trong khảo sát từ 2.569 nhà sưu tập từ 10 thị trường khu vực, họ vẫn duy trì mức chi tiêu trung bình mỗi năm, tức là không chỉ tài sản của họ tăng, mà họ còn tiếp tục mua, thậm chí là mua nhiều hơn cả trước thời khủng hoảng.Ngày 14-6-1957, đại gia ngành vận tải người Hy Lạp Basil Goulandris ra mắt sân chơi tranh quốc tế ở một buổi đấu giá tại Paris khi ông mua lại bức tranh vẽ năm 1901 của họa sĩ người Pháp Paul Guagain, “Tĩnh vật với nho (Tĩnh vật với táo và trái cây)” với giá tương đương 255.000 đôla, mức cao nhất cho một bức tranh không phải của các “bậc thầy kinh điển” cho tới lúc bấy giờ. Ảnh: WSJ Nghiên cứu The Art Market 2021 cho biết 66% người được khảo sát đồng ý là đại dịch đã khiến họ quan tâm nhiều hơn tới sưu tầm, và gần 1/3 số đó cho biết đã sưu tầm hơn rất nhiều. 1/4 nhà sưu tầm tham gia khảo sát cho biết họ đã chi hơn 1 triệu USD năm 2020 để mua các tác phẩm mới, tăng 4% so với năm trước.TS Clare McAndrew, nhà kinh tế văn hóa, sáng lập Arts Economics, tác giả báo cáo, nhận định yếu tố chính thúc đẩy là do nhà sưu tầm có tiền, có thời gian, và có lẽ không có nhiều nơi để tiêu tiền, đặc biệt là trong các phân khúc xa xỉ, nên đã giúp cho thị trường nghệ thuật không suy thoái như dự báo trước đó. Trong tương lai, các gia đình tỉ phú, cha mẹ là UHNW sẽ truyền lại tài sản cho con cái thuộc thế hệ thiên niên kỷ (tầm 30 - 40 tuổi), với tổng tài sản khoảng 20.000 tỉ - 70.000 tỉ USD vào năm 2030, và các nhà sưu tầm trẻ tuổi ngày càng quan tâm đầu tư vào nghệ thuật.Thị trường quyết định giá cả. Với những tác phẩm phi kỹ thuật số, có thể là kích cỡ của tác phẩm, điều kiện, danh tiếng của nghệ sĩ, mức độ hiếm, lai lịch tác phẩm... Nhưng tác phẩm có thực sự có giá trị như thế không? Không nên chỉ nhìn một vật riêng lẻ, rồi hỏi nó có giá cả hay giá trị bao nhiêu, mà cần đặt nó vào trong bối cảnh rộng lớn hơn, cấu trúc xã hội kinh tế chính trị, các mối quan hệ và sự bất bình đẳng đã dẫn tới quá trình sản xuất/sáng tác và tiêu thụ như vậy.Quy luật thị trường có thể giúp giải thích giá cả của tác phẩm, nhưng không dễ dàng có câu trả lời thẳng thắn về giá trị tác phẩm. Giá cả có thể là “rất cao”, “rất đắt tiền”, nhưng “giá cả” không nên đánh đồng với “giá trị nghệ thuật”. Xã hội sẽ nhớ, trân trọng, và đánh giá cao một tác phẩm ra sao thường không có liên quan gì tới giá cả mà nó đã được bán.Trong nghệ thuật, các mối quan hệ xã hội chính trị kinh tế tạo ra bối cảnh sản sinh ra giá trị, gồm nghệ sĩ, nhà sưu tập, giám tuyển, các cây bút bình luận, học giả nghiên cứu, người xem, cộng đồng nghệ thuật, tổ chức văn hóa giáo dục, nhà nước, truyền thông và thị trường. Tại Đông Nam Á, tình bạn thường là một trong những yếu tố quan trọng giúp hình thành những điều kiện để sáng tác nghệ thuật, vì thiếu sự hỗ trợ từ nhà nước và các tổ chức khác. Tình bạn có vai trò quan trọng để quyết định giá trị tác phẩm. Nó tạo ra các không gian nơi tính chính trực nghệ thuật cũng như niềm tin giữa các nghệ sĩ được vun đắp và nuôi dưỡng. Nhưng rất khó để đo lường yếu tố “tình bạn” này, vì nó liên quan tới tình cảm con người.Vignesh Sundaresan và Anand Venkateswaran là hai người đã mua tác phẩm với giá gần 70 triệu USD, hiện đang lưu ở file JPEG, có chứng nhận nguyên bản và duy nhất. Họ kiếm bộn tiền nhờ những khoản lợi nhuận đầu tư ban đầu vào tiền mã hóa. Thị trường NFT thực sự đã cất cánh, với giá trị giao dịch năm 2020 tăng gấp 4, lên 50 triệu USD, theo báo cáo trên trang NonFungible.com chuyên theo dõi các giao dịch trên thị trường.Nhìn ở một khía cạnh khác, NFT đang tạo ra những hiệu ứng đối ngược hẳn với mục tiêu ra đời của nó. NFT không phải đang dân chủ hóa nghệ thuật: nó đang làm cho một vài nghệ sĩ trở nên vô cùng giàu có. NFT cũng không đem đến những cách kiếm tiền mới cho nghệ sĩ từ khai thác tài chính của các tác phẩm bởi các nhà sưu tập: người mua của Beeple đã kiếm đủ tiền từ những lần mua bán trước, đủ để có tiền cho lần mua này dựa trên lợi nhuận đó. Và NFT cũng không tạo ra sự minh bạch gì hơn cho thế giới nghệ thuật; người mua đã trả lời phỏng vấn mà không thực sự để lộ danh tính. ■Sundaresan và Venkateswaran lần đầu gặp nhau năm 2013, khi làm việc tại The Hindu, tờ nhật báo ở Chennai, Ấn Độ. Sundaresan là cố vấn công nghệ khi đó tầm 20 tuổi, Venkateswaran là nhà báo. Họ đều xuất thân khiêm tốn: Sundaresan có thời khi học code còn không có tiền mua laptop. Nhưng đến năm 2020, anh sống ở Singapore, trở nên giàu có sau hàng loạt các thương vụ liên doanh và đầu tư tiền mã hóa. Họ ghi vào lịch sử là những người đầu tiên trả một số tiền kinh ngạc như vậy, nhưng họ biết rõ nếu nhìn từng tác phẩm, không phải tác phẩm nào cũng có giá trị trường tồn. Họ muốn nhìn vào tổng thể câu chuyện mà nghệ sĩ muốn thể hiện.Luật sư về nghệ thuật ở New York, Leila Amineddoleh, cho rằng nếu đánh giá nghệ thuật về độ độc đáo, độ hiếm, thì ở tác phẩm này chẳng thiếu điều đó. Những giao dịch tiền mã hóa có thể rơi vào tình trạng bị thao túng, thường liên quan tới các nhà đầu tư thường xuyên mua và bán cùng một tài sản nhằm tạo ra cảm giác có thị trường. Loại giao dịch như vậy chưa trở nên thông dụng với NFT, một phần vì chúng có mức phí giao dịch cao hơn. Tags: Kỹ thuật sốĐấu giá tranhTranh kỹ thuật sốEverydays: The First 5000 DaysSân chơi tranh quốc tếPaul GuagainMike WinkelmannBeepleGiám tuyểnBộ sưu tâp tranh
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.