Số ca bệnh lý hô hấp tăng đột biến khi ô nhiễm không khí tăng cao (Nguồn: TTO)
Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), những ngày gần đây, số ca khám vì bệnh lý hô hấp đang gia tăng đáng kể. Tháng 8 và tháng 9 vừa qua, đơn vị này tiếp nhận gần 180.000 lượt bệnh nhân đến khám bệnh hô hấp, hen suyễn.
Theo thống kê của WHO, trên thế giới, ô nhiễm không khí khiến 7 triệu người chết mỗi năm, gấp nhiều lần tai nạn giao thông và gấp 5 lần chiến tranh.
Tình trạng ô nhiễm gây tử vong gấp nhiều lần so với các nguyên nhân khác như béo phì (4,0 triệu), rượu (2,3 triệu) và tai nạn giao thông (1,4 triệu). Hiện trạng đáng báo động này, ngày càng tăng cao và có xu hướng gia tăng hơn nữa trong tương lai.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu toàn diện đến sức khoẻ
Theo Health, bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với khí CO hay SO2, NO2 có trong không khí sẽ gây kích ứng niêm mạc đồng thời cản trở hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Các chất trên cũng nằm trong danh sách 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người gồm: bụi mịn, khí CO, SO2, NO2, chì và ozon tầng mặt đất, được liệt kê theo WHO.
Bên cạnh đó, các hạt bụi mịn và siêu mịn đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.
Kích thước các hạt bụi mịn nhỏ gấp nhiều lần kích thước tóc
Bụi mịn được chia theo kích thước: PM10 là những hạt bụi có đường kính dưới 10 micron (tương đương kích thước của đa số vi khuẩn); PM2.5 là bụi có đường kính dưới 2,5 micron (bằng khoảng 1/30 sợi tóc), thường chỉ được phát hiện bằng kính hiển vi.
Trong tình thế hiện nay, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM2.5) đang hoành hành tại TP. HCM và Hà Nội thời gian gần đây được xem là nguy hiểm nhất, vì không chỉ ảnh hưởng đến cửa ngõ của hệ hô hấp là vùng tai mũi họng mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn cơ thể bởi khả năng xâm nhập sâu vào phổi, chúng sẽ theo đường máu đến các cơ quan và "huỷ hoại" mọi bộ phận cơ thể.
Theo các nghiên cứu và công bố từ WHO, ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch cũng như tỷ lệ đột quỵ não, chiếm khoảng 25% các trường hợp.
Điều đáng nói, ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi; ước tính có khoảng 30% các trường hợp ung thư phổi đã tử vong, và khoảng 43% trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Mặt khác, không khí ô nhiễm còn ảnh hưởng đến tâm thần kinh, tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm thay đổi hành vi; tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, gây biến chứng tâm lý, tự kỷ và dễ gây cáu gắt.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người
Chưa dừng lại, tác động của ô nhiễm không khí còn gây nên một số căn bệnh cho cả trẻ em và người lớn như: viêm mũi, kích ứng mắt; các bệnh ngoài da; các bệnh mạn tính lâu dài như tiểu đường, ung thư; ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, khiến bé bị sinh non, sinh nhẹ cân… và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ em (vì trẻ thở nhanh gấp đôi; các hạt mịn thấm vào phổi, đi vào máu và tác động đến sự phát triển não bộ).
Sức tàn phá của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp là rất nghiêm trọng
Đối với hệ hô hấp, đặc biệt mũi, là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với môi trường nên dễ viêm nhiễm trước tác động từ bên ngoài.
Tổ chức WHO cũng chỉ ra rằng, cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micron, với bụi có kích thước từ 0,01 đến 5 micron sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang.
Do đó, bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) rất dễ xâm nhập sâu vào phổi gây nên tình trạng khó thở, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản hay nhiễm trùng đường hô hấp.
Hơn thế, ngay cả đối với người khoẻ mạnh bình thường, việc tiếp xúc với 6 chất chính gây ô nhiễm không khí dù trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn tại mắt, mũi, họng, phổi.
Nếu tiếp xúc lâu dài với các chất trên sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi; tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi, thúc đẩy bệnh xơ gan; tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng, tiểu đường.
Làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình trước thực trạng không khí bị ô nhiễm?
Vệ sinh mũi hằng ngày giúp làm sạch đường hô hấp
Trước tác hại nặng nề từ ô nhiễm không khí, các chuyên gia y tế, các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cảnh báo người dân tại các đô thị lớn phải đặc biệt đề cao ý thức bảo vệ sức khoẻ trước ô nhiễm không khí như:
- Hạn chế ra ngoài đường vào những ngày bầu trời trông như có sương mù, thực tế đó là ảnh hưởng của bụi mịn, của ô nhiễm không khí.
- Dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên, dùng máy hút bụi hút bụi mỗi tuần để nhà cửa luôn sạch sẽ và thoáng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường.
- Tạo và duy trì thói quen vệ sinh mũi hàng ngày với nước biển sâu giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp, hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận