
TRUYỀN HÌNH TUỔI TRẺ
Thông tin chung
Sự nghiệp/ hoạt động
Bài viết
Video

Hơn 15 năm bén rễ, những gốc cao su đã cao lớn, vươn xanh, và con người cũng muốn “bén rễ” ở nơi này để vun đắp cuộc sống và tìm cho mình niềm hạnh phúc riêng.

Nhiều công nhân người Campuchia làm việc tại các Công ty cao su, bằng nỗ lực, sự cần kiệm trong lao động và cuộc sống. Họ đã có những cơ ngơi vững vàng, có xe hơi để phục vụ công việc, cuộc sống.

Giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn mở ra những cung đường rộng dài, vắt từ đồi cây qua khe nước. Những con đường đất đỏ tít tắp sau cánh rừng cao su gợi cảm giác quen thuộc nhưng đang ở miền đất đỏ Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Hơn 15 năm, gần 100000 ha cao su của các công ty từ Việt Nam ra sức vun trồng đã đâm chồi, bén rễ trên đất nước Chùa Tháp. Hành trình ấy là hành trình thấm đẫm Tình đất, Tình người của nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia, công nhân Việt Nam và Campuchia.

Sau gần hai thập kỉ, những vườn cao su bạt ngàn mà thế hệ tiên phong đã dày công vun đắp trên đất bạn Lào vẫn đang được thế hệ trẻ của ngành tiếp tục giữ gìn và phát triển.

Nhờ bàn tay cần mẫn của những người con đất Việt, những vườn cao su bạt ngàn đã hình thành, trở thành biểu tượng của tình hữu nghị giữa Việt Nam và Lào. Không chỉ vậy, những vườn cao su ấy còn là cầu nối se duyên cho biết bao đôi trai gái Việt - Lào.

Các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Lào đã và đang phát huy tốt vai trò và có những đóng góp tích cực, góp phần vào sự phát triển của Tập đoàn cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân địa phương.

Từ chủ trương được thống nhất giữa hai chính phủ về việc đưa cây cao su sang Lào, tháng 9-2004, đoàn công tác đặc biệt của TĐ CNCSVN lên đường đặt vấn đề thuê đất trồng cao su trên nước bạn. Để ghi nhớ sự kiện này, đoàn lấy tên là 904.