04/11/2009 06:24 GMT+7

Suy nghĩ từ trường"không chạm đất"

 TS HỒ THIỆU HÙNG
 TS HỒ THIỆU HÙNG

TT - Quận 8, TP.HCM hiện có 16 phường với 21 trường tiểu học, trong đó phường 11 có một trường là ngôi trường “không chạm đất” (Tuổi Trẻ ngày 3-11). Đây chỉ là một trường hợp điển hình bởi còn nhiều trường khác ở quận huyện khác cũng có tình trạng na ná.

Thời sự & suy nghĩ:

Suy nghĩ từ trường“không chạm đất”

TT - Quận 8, TP.HCM hiện có 16 phường với 21 trường tiểu học, trong đó phường 11 có một trường là ngôi trường “không chạm đất” (Tuổi Trẻ ngày 3-11). Đây chỉ là một trường hợp điển hình bởi còn nhiều trường khác ở quận huyện khác cũng có tình trạng na ná.

Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết có ba nguyên nhân khiến việc xây dựng trường lớp mới bị chậm trễ là: khó khăn do giải phóng mặt bằng, thủ tục thẩm định và phê duyệt khi xây dựng mới rất nhiêu khê, khủng hoảng kinh tế nên vốn cấp bị hạn chế.

Phường 11 thuộc khu đô thị lâu năm của quận 8 nên không còn khu đất nào trống. Dù có dự án xây trường mới nhưng không thực thi được là do không thu hồi được mặt bằng vốn đã được đơn vị quản lý mặt bằng đem cho thuê! Tình trạng này kéo dài nhiều năm và chưa biết lúc nào sẽ kết thúc, đồng nghĩa với việc phường 11 sẽ tiếp tục phải sử dụng ngôi trường “không chạm đất” không biết đến bao giờ. Vậy là trong khi các “đại gia” về mặt bằng đem hàng trăm ngàn mét vuông đất dư cho thuê kiếm lời thì ngành giáo dục cứ phải chịu đựng nghịch lý có dự án xây trường mà không có đất.

Có thể chấp nhận mãi tình trạng trớ trêu - giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng thiếu đất xây trường không? Đất là của Nhà nước chứ đâu phải của các “đại gia”, Nhà nước đã giao được thì khi lỡ giao dư phải thu lại cho ngành còn thiếu. Mọi trì hoãn dù với lý do này hay lý do khác đều thể hiện sự vô cảm của những người có trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý xã hội, nhà đất và quy hoạch, tính bất lực của những người có quyền lực này.

Còn trong trường hợp thật sự không có đất dư thì sao? Nhà nước vẫn có thể và đủ quyền lực để xây sẵn một số chung cư rồi di dân thuộc khu dân cư ọp ẹp (đất nơi này không cao giá) để giải tỏa trống một diện tích nào đó mà xây tiếp vài chung cư mới có kèm theo trường lớp khang trang cho dân đưa con đến học cùng. Cứ vậy mà xây mới, phá cũ, nâng cấp cơ sở hạ tầng thành phố. Chắc hẳn người dân phải di dời cũng sẽ vui vẻ mà đi vì vừa có chỗ ở mới vừa có trường học khang trang cho con học. Thực tế cho thấy trường mới mọc lên với bộ mặt hấp dẫn thì luôn lôi kéo các bậc cha mẹ đưa con trở về quận nhà học.

Lý do thứ hai là về “thủ tục thẩm định và phê duyệt khi xây dựng mới có rất nhiều thay đổi mà mỗi lần thay đổi thì phải làm lại từ đầu mất rất nhiều thời gian”. Như vậy lẽ ra ngôi trường xây là để đón đầu số lượng học sinh sẽ có của vài năm sau thì ngôi trường mới xây xong đã bị tràn ngập học sinh và chỉ đáp ứng một cách chật vật số lượng học sinh đã có.

Thành ra giáo dục lúc nào cũng trong tình trạng trường lớp có tăng nhưng luôn tăng chậm hơn số học sinh, đồng nghĩa với việc học sinh lúc nào cũng vượt sĩ số quy định cho mỗi lớp và phải chịu đựng mọi hậu quả của tình trạng này. Nhưng các thủ tục thẩm định và phê duyệt là do con người làm ra, nếu cuộc sống chứng minh là chúng đã thành vật cản thì phải sửa đổi chúng cho phù hợp với thực tiễn.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nói thì thật dễ, hiểu cho sâu để vận dụng thì phải động não nhiều, còn muốn thực hiện thì phải đòi hỏi cả lòng dũng cảm bởi phải vượt lên những nếp nghĩ, lối làm cũ. Và không phải chỉ người làm ngành giáo dục mà cả người ngoài ngành cũng phải làm cho giáo dục thật sự là quốc sách hàng đầu trong hành động hằng ngày của mình.

 TS HỒ THIỆU HÙNG

 TS HỒ THIỆU HÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên