TTCT- Các bác sĩ Châu Âu đến Việt Nam vì nước ta có phổ bệnh lý khác với nước của họ. BS Nguyễn Phú Hữu, Bệnh viện Bình Dân, hướng dẫn các bác sĩ Philippines đặt cánh tay robot vào vị trí phù hợp để phẫu thuậtPGS.TS.BS Lê Minh Khôi, trưởng phòng khoa học và đào tạo, BV Đại học Y Dược TP.HCM, khẳng định kỹ thuật mổ nội soi tại BV Đại học Y Dược ở một đẳng cấp rất cao và đây là thế mạnh thật sự của BV này. Ông giải thích vì sao ngày càng nhiều sinh viên từ châu Âu đến đây: "Chương trình học của họ yêu cầu các sinh viên y khoa phải có một thời gian ngắn đi học ở nước ngoài. Sinh viên y khoa ở các nước như Anh, Pháp, Đức, Áo... thường chọn đến một đất nước có phổ bệnh lý khác với phổ bệnh lý tại đất nước của họ để học". Đó cũng là một dịp tốt để họ vừa đi học, vừa đi du lịch, tìm hiểu con người, văn hóa của một đất nước khác. Những năm trước đại dịch Covid, số sinh viên nước ngoài sang học khoảng 20 người. Nhưng sang năm 2022 đã có 104 sinh viên, năm 2023 tăng lên 215 sinh viên và năm 2024 sẽ còn tăng".Vị thế của một đô thị mang tính chất quốc tế như TP.HCM mang lại một lợi thế nữa: những sinh viên nước ngoài thuê nhà sống trong các khu phố Tây dễ dàng. Các bác sĩ BV Đại học Y Dược TP.HCM có thế mạnh là ngoại ngữ, và nhiều điều dưỡng có thể nói tiếng Anh tốt. Tất cả khiến việc sống ở đây và theo học, trao đổi trong quá trình học tập đối với các sinh viên nước ngoài trở nên thuận lợi."Tôi dạy cho các sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học, và cũng học hỏi được ở họ nhiều điều - PGS Lê Minh Khôi nói - Từ 20 năm trước, khi điều trị cho bệnh nhân, tôi thường nghĩ mình là bác sĩ, là người hiểu biết về bệnh này, nên việc quan trọng nhất là điều trị cho bệnh nhân, chứ ít nghe bệnh nhân nói".Nhưng khi điều trị cho bệnh nhân với cách thức như vậy, nhiều sinh viên nước ngoài đã thắc mắc, chính điều này khiến ông nhìn lại, điều chỉnh và lắng nghe bệnh nhân nhiều hơn. "Ngày tôi đi học ở nước ngoài, có những khoa lớn của BV nhưng một ngày chỉ mổ 2 ca, một tuần chỉ mổ 4-5 ngày, khác hoàn toàn với các BV nước mình, bác sĩ Khôi nói thêm - Nhưng tôi học được nhiều điều. Khi học nội trú ở Pháp, tôi chứng kiến một chuyện: khi các giáo sư, bác sĩ đang giao ban ở khoa, một cặp vợ chồng đến thăm con họ đang điều trị ở đó. Trong phòng không còn chiếc ghế nào. Giáo sư đã đưa ngay cái ghế của ông cho hai vợ chồng ngồi khi thăm con. Đó mới đúng là coi bệnh nhân là trung tâm. Việt Nam cần học hỏi, cải thiện".Các bác sĩ nước ngoài đến BV Đại học Y Dược học tất cả các khoa, nhiều nhất là kỹ thuật mổ nội soi, ở khoa cấp cứu, phụ sản, nội tiết, gây mê hồi sức, thần kinh, chấn thương... Những người tới học một kỹ thuật nào đó có thể từ 2 tuần đến 6 tháng. Mong muốn chung của các trưởng, phó khoa tại BV Đại học Y Dược là xây dựng một chương trình đào tạo chung cho người nước ngoài, hoặc trở thành một phần trong chuỗi đào tạo y khoa thế giới, chẳng hạn một học viên nước ngoài ra nước ngoài học 1 năm thì có thể học 6 tháng ở Thái Lan, 3 tháng ở Malaysia và 3 tháng ở Việt Nam.■ Tags: Sinh viên y khoaBác sĩPhổ bệnh lýNgười nước ngoài
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM phải 'đá tiền đạo' khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình THẢO LÊ 23/12/2024 Ví như một đội bóng, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi xác định TP.HCM phải nằm trong đội hình chính và có vai trò đá tiền đạo.
Quyền lực của tỉ phú Elon Musk lớn cỡ nào? DUY LINH 23/12/2024 Sự kết hợp giữa tỉ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump đang bắt đầu tạo ra những cơn sóng làm chao đảo chính trường Mỹ.
Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025: Đồng hành với thí sinh trong cuộc chơi mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Sáng nay 20 độ C, người dân TP.HCM khoác áo ấm ra đường LÊ PHAN 23/12/2024 Sáng nay 23-12, thời tiết TP.HCM lạnh, nhiệt độ giảm mạnh, người dân cảm nhận được cái lạnh rõ rệt dù trời có nắng.