Trong sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và virút. Do vậy đứa trẻ bú mẹ sẽ ít bị nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp và đường tiêu hóa. Cho trẻ bú mẹ rất tiện lợi, an toàn và kinh tế.
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
- Lợi ích cho trẻ
Sữa mẹ cứu sống trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ lâu dài, giúp giảm tỉ lệ đột tử trẻ trong năm đầu, giảm nguy cơ hen phế quản (suyễn), ung thư máu, giảm nhiễm trùng tiêu hóa, đái tháo đường, ngừa quá cân và béo phì.
Sữa mẹ còn giúp giảm 72% tỉ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp; giảm 64% viêm dạ dày ruột và tiêu chảy; giảm 23-50% viêm tai; nhiễm trùng đường tiết niệu; viêm não vi trùng; nhiễm trùng huyết; nhiễm trùng khởi phát muộn. Giảm tỉ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của viêm ruột hoại tử: 10 – 20% trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa công thức mắc bệnh so với 2% trẻ nuôi bằng sữa mẹ. Giảm tỉ lệ mắc bệnh và độ trầm trọng bệnh lý võng mạc ở trẻ non tháng. Tăng phát triển nhận thức ở cả trẻ non và đủ tháng. Giảm đau cho trẻ sơ sinh có những can thiệp y khoa
- Lợi ích cho mẹ:
Giảm nguy cơ đái tháo đường, ung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ trầm cảm sau sanh và ít mất việc.
- Lợi ích kinh tế:
Không tốn kém trong việc mua dụng cụ hút sữa bằng tay (50 – 100 USD), mua dụng cụ hút sữa bằng điện (300 USD). Ước tính chi phí trung bình để mua các loại sữa ngoài là 800.000 - 1.200.000 đồng/tháng cho 1 đứa trẻ, tương đương với 53-79% thu nhập trung bình của một người Việt Nam.
Những lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ
Sau sanh, mẹ cần cho trẻ bú sớm trong 1 giờ đầu và bắt đầu cho bú càng sớm càng tốt, vì sẽ giúp tạo sữa sớm hơn và nhiều sữa hơn trong những ngày đầu. Riêng với trẻ sanh mổ, mẹ cần cho trẻ bú trong 4 giờ đầu sau sinh và bơm sữa ra ngay khi gặp người nhà. Bơm sữa 8-12 lần/ 24 giờ (chú ý: 10 giờ tối đến 4 giờ sáng là thời gian tạo sữa cao nhất). Cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu - không cho trẻ uống nước, sữa bột hay ăn dặm, tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi và lâu hơn.
Khi cho trẻ bú, mẹ cần quan tâm đến tư thế bú và cách cho bú để trẻ có thể tận hưởng đầy đủ nguồn dinh dưỡng này. Nhất là không có khoảng trống giữa thân mẹ và bé; miệng bé mở rộng ngậm đầu vú và một phần quầng vú; góc miệng em bé là góc rộng và môi trên môi dưới nằm ngoài miệng bé và mẹ nâng đỡ vú bằng tay (ngón tay sau quầng vú và ấn vào phía trong vú).
Cần lưu ý những dấu hiệu tư thế kém như: đầu vú đau trong lúc cho bú, nứt, chảy máu; khi bé bú, nghe “chụt chụt”; bé ngưng ngậm vú lặp lại sau vài động tác bú; cằm bé lõm trong mỗi lần bú và bé thể hiện đói sau bú, tiểu ít hơn.
Dấu hiệu bé bú đủ
· Ít nhất 8 lần/ ngày.
· Cử bú kéo dài ít nhất 10 phút với nhịp bú đều đặn: bú, nuốt, ngưng.
· Hài lòng và không có dấu hiệu đói (ví dụ: bú ngón) sau cử bú.
· 1 tả ướt/ ngày đầu, 3 tả ướt / 2-3 ngày, 6-8 tả ướt/ từ ngày 6.
· Phân mềm, vàng, lợn cợn ngày 5.
· Trở lại cân nặng lúc sanh vào tuần 2, mỗi ngày lên 30 gram.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận