Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu |
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau 4 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015, đến nay về về cơ bản, việc cơ cấu lại hệ thống TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định.
Các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn. Các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu.
NHNN cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập, hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là do khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về xử lý TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu chưa hoàn thiện.
Cụ thể, theo NHNN, quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ còn nhiều bất cập làm hạn chế tiến độ, hiệu quả của việc xử lý nợ như vướng mắc về thu giữ tài sản, về quyền nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;... Để xử lý triệt để những vướng mắc này, thì cần ban hành luật riêng để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại hệ thống TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu.
Sau khi nghe ý kiến các thành viên Chính phủ, đại diện các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc hoàn thiện các quy định về vấn đề này là rất cần thiết, cấp bách, nếu chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình điều hành kinh tế - xã hội.
Thủ tướng đồng ý với phương án xây dựng 2 văn bản để trình Quốc hội, gồm dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu và dự thảo một luật sửa nhiều luật (Luật Các tổ chức tín dụng và các luật có liên quan). Hai văn bản này phải được trình cùng lúc.
Về các phương án đề nghị sửa đổi, bổ sung, theo phương án 1, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị trước mắt sửa 28 luật, còn 4 luật Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị thì sửa sau. Theo phương án 2, cần lùi lại thời gian để sửa cùng lúc 32 luật.
Kết luận vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị theo phương án 2, theo đó khi trình dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp Quốc hội sắp tới sẽ đề nghị đưa danh mục 32 luật cần sửa vào phụ lục, sau đó đưa nội dung sửa đổi 32 luật này vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thời gian tới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận