Mai An Tâm sống đời Vua Hùng, chàng là người phương Nam, do bị lừa đi xuất khẩu lao động, An Tâm lưu lạc về kinh đô Văn Lang. An Tâm vốn là người biết nắm thời cơ, giỏi kinh doanh buôn bán chẳng mấy chốt chàng trở thành doanh nhân có tiếng
Vua Hùng thấy chàng trai giỏi "vượt khó" lọt vào top Doanh nhân thành đạt của Văn Lang nên đem lòng quí mến. Vua Hùng thường hay biếu An Tâm quà để động viên chàng. Bọn nhà giàu thấy thế thì nói ra nói vào. An Tâm được vua biếu quà không lấy làm vui, chàng thường nói :"Của biếu là của lo, của cho là của nợ nần!". Bọn nhà giàu cho là An Tâm hỗn xược nên tâu với Vua Hùng.
Vua Hùng tin lời xàm tấu, ra lệnh tịch biên tài sản, đày vợ chồng An Tâm ra hoảng đảo. Cái đảo này tên là Nga Sơn, cách đó khoảng 10 giờ bay (nếu không bị delay) là phái Nga My, lúc này quyền chưởng môn đang nằm trong tay Chu Chỉ Nhược.
Mai An Tâm tin rằng "bàn tay ta làm nên tất cả" nên hai vợ chồng hăng say lao động, trồng rau kiếm cái ăn hàng ngày. Ngày nọ có một đàn chim bay qua đảo, chúng để lại một hạt giống. An Tâm lấy hạt giống đem trồng, tới mùa thu hoạch loại quả có vỏ màu xanh, ruột màu đỏ ăn vào thì ngọt lịm. An Tâm bèn đặt tên là Dưa Hấu.
Biết đây là loại quả có giá trị kinh tế cao, nếu "đầu ra" ổn định thế nào chàng cũng trở thành tỷ phú. Thế là ngày đêm chàng suy nghĩ tìm cách tiêu thụ dưa hấu. Ở nơi hoang đảo này làm gì có khách vãng lai để cho chàng bán dưa hấu? Cuối cùng chàng đã suy nghĩ ra một điều : "Muốn đẩy nhanh tiêu thụ phải làm cho nhiều người biết đến dưa hấu".
Ban đầu chàng thả dưa hấu xuống biển, dưa hấu theo con sóng đi khắp nơi. Bọn thương nhân vớt được dưa hấu lềnh bềnh trên biển, ăn vào thì thấy mát lạnh, ngọt lịm người...bèn theo dấu vết tìm đến đảo Nga Sơn. Từ đó hai vợ chồng An Tâm bắt đầu đón những vị thương nhân tới đảo mua dưa hấu về bán lại.
Chưa hài lòng với kết quả đạt được, An Tâm lại suy nghĩ "Nếu thả dưa hấu xuống biển thì chưa mấy hiệu quả. Chàng cần làm cho dưa hấu bắt mắt hơn, làm sao để mọi người dễ dàng tìm ra nơi trồng dưa hấu?". Chàng bèn khắc chữ trên quả dưa hấu "Dưa hấu An Tâm, lặng câm vì độ ngọt!", kèm theo là bản đồ tới đảo Nga Sơn, nhờ vậy bọn thương nhân tìm đến hoang đảo ngày một đông. Đây là hình thức quảng cáo sơ khai của nhân loại.
Lần nọ thuyền trưởng Jack Sparrow cùng đoàn tùy tùng đi cướp khắp nơi ở vùng biển Caribe, chẳng may gặp bão lớn. Nước ngọt hết, lương thực cũng cạn dần Jack cùng các thành viên lênh đênh trên biển cả tháng trời, cuối cùng thuyền Ngọc Trai đen huyền thoại cập đảo Nga Sơn.
Thấy loại quả ngon ngọt giá trị dinh dưỡng cao Jack bèn hợp tác với An Tâm xuất khẩu dưa hấu sang tận Châu Mỹ. Thấy An Tâm vẽ đẹp, Jack nhờ chàng vẽ những hình xăm lên cơ thể mình và đám tùy tùng cho ngầu. Có thể nói những "tay chơi" cướp biển là những người đầu tiên chơi "tha thu".
Từ đó Jack không làm cướp biển nữa, hắn chuyên tâm làm doanh nhân bán dưa hấu. Chẳng mấy chốc Jack trở thành tỷ phú. Có tiền Jack tham gia thị trường Hollywood, hắn tham gia hàng chục bộ phim về cướp biển Caribe.
Lúc bấy giờ con trai Vua Hùng du học bên Mỹ về thăm phụ hoàng. Chàng có mua cặp dưa hấu được bán ở Mỹ về dâng cho vua cha. Cho tới ngày nay, nhiều người sang Mỹ du lịch, mua quần áo giày dép thời trang về nước biếu cho người thân. Khi nhìn kỹ tem thấy để made in VietNam là chuyện có từ xưa rồi nhen bạn!
Vua Hùng chưa từng ăn được loại quả nào ngon ngọt đến như vậy, nhà vua cho người đi điều tra. Thật bất ngờ khi nhà Vua biết dưa hấu do chính tay Mai An Tâm trồng. Nhà vua nhớ lại ngày xưa đã lỡ nặng tay trừng phạt chàng, bèn cho người ra đảo đón vợ chồng An Tâm về lại đất liền.
Về lại kinh đô Văn Lang, chàng lại dạy người dân trồng dưa hấu. Rảnh rổi chàng lại mở tiệm "tha thu'. Mấy thanh niên Văn Lang tới tiệm tha thu đông hơn kiến. Sử sách ghi rõ, tục xăm mình có từ thời vua Hùng.
Tới đời Trần cư dân Đại Việt đã lập một kỷ lục Guinness thế giới về số người cùng xăm một lúc. Hàng trăm ngàn quan dân Đại Việt đồng loạt "tha thu" hai chữ "Sát Thát" trên vai để lấy khí thế đánh giặc Mông Cổ.
"Tha thu" thuở sơ khai mang ý nghĩa vô cùng. Không như bây giờ, nhiều chàng trai cô gái "tha thu" từa lưa trên cơ thể, cuối cùng chỉ chừa lại mấy chữ :"Hận thằng tha thu".
Mai An Tâm chính là ông tổ của ngành "tha thu" và ngành quảng cáo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận