Vài ngày về trước, BS Nguyễn Trường Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM) chia sẻ: "Ở bệnh viện nơi anh làm việc, một bệnh nhân trong tiến trình điều trị suy tim và đái tháo đường thì bỗng nhiên chức năng thận suy giảm một cách đột ngột. Hóa ra trước đó, do được người quen giới thiệu, bệnh nhân này đã uống rất nhiều trà hoa đậu biếc để mong điều trị được bệnh tiểu đường".
BS Trường Duy khẳng định hoa đậu biếc là loại hoa không có độc. Tuy nhiên trong thành phần của hoa có chứa chất anthocyanin, một loại flavonoid có đặc tính kháng tiểu cầu. Nếu bạn quá lạm dụng hoa đậu biếc thì vô tình một lượng lớn anthocyanin sẽ đi vào cơ thể, gây co tiểu động mạch đến cầu thận và giảm tưới máu thận. Ngoài ra, liều cao anthocyanin cũng gây viêm ống thận mô kẽ cấp, từ đó gây tổn thương thận cấp.
Từ lâu, hoa đậu biếc đã được yêu mến vì những lợi ích tuyệt vời mà nó đem lại cho cuộc sống. Chính vì vậy, thông tin về việc lạm dụng chúng có thể gây suy thận đã khiến không ít người hoang mang.
Từng nghiên cứu rất kỹ về trà hoa đậu biếc, bác sĩ Nguyễn Hữu Minh (chuyên khoa ngoại thần kinh ung bướu) cho rằng: Thực tế chất anthocyanin không chỉ có trong hoa đậu biếc mà còn phổ biến trong rất nhiều thực phẩm khác như nho, lựu, củ cải đường, các loại quả mọng… Đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc sử dụng quá nhiều anthocyanin có thể gây hại cho thận, mà chỉ có thể làm ức chế tính ngưng tiểu cầu, làm giãn cơ trơn mạch máu. Ngược lại, nhiều nghiên cứu khoa học còn khẳng định rằng hoa đậu biếc còn có tác dụng bảo vệ thận.
Đương nhiên, thứ gì quá lạm dụng cũng không tốt. Dù không thể gây suy thận xong theo bác sĩ Minh, các thực phẩm chứa anthocyanin như đậu biếc do có tính ngưng kết tiểu cầu nên có thể ngưng dùng khi bắt đầu hành kinh hay tiền phẫu. Sau thời gian đó, mọi người có thể dùng lại bình thường để tiếp nhận những đặc tính tốt mà anthocyanin đem lại.
Theo lương y Hồng Thúy Hằng (Hội Đông y Cà Mau): Hoa đậu biếc tính hàn, nên nếu dùng trong một lúc quá nhiều có thể gây lạnh bụng. Đồng thời, khiến bạn lo lắng, bồn chồn, khó tiêu, tăng nhịp tim và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Lương y khuyến cáo đối với một người bình thường, trung bình chỉ nên uống khoảng 15 bông trở lại/ngày.
Trà hoa đậu biếc chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không thể thay thế hoàn toàn thuốc
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) chia sẻ: “Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hoa đậu biếc có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… Tuy nhiên, chúng ta không nên thổi phồng lợi ích của hoa đậu biếc mà không nghe theo hướng dẫn điều trị và chẩn đoán của bác sĩ”.
Các chuyên gia Đông y nhấn mạnh trà hoa đậu biếc giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt hơn chứ thực chất không thể thay thế cho thuốc và có tác dụng chữa bệnh. Tốt nhất là bạn không nên lạm dụng trà hoa đậu biếc, đồng thời hãy đến khám ở những bệnh viện hay phòng khám uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh kịp thời.
Người có tiền sử huyết áp và đường huyết áp cần hạn chế khi dùng hoa đậu biếc bởi trong thành phần có các chất làm hạ huyết áp, giảm đường huyết, do đó gây ra tình trạng choáng, chóng mặt và buồn nôn.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chính thức về ảnh hưởng của hoa đậu biếc đối với bà bầu. Tốt nhất là các mẹ sau khi sinh không nên dùng hoa đậu biếc để tránh những ảnh hưởng (dù là nhỏ nhất) lên thai nhi. Mặt khác, cơ thể của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vẫn còn non yếu, chưa hoàn thiện nên không phù hợp sử dụng loại trà hoa có cả hạt này.
Mặc dù trà hoa đậu biếc có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên đối với người đang sử dụng thuốc thì tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng hay tin tưởng mù quáng vào trà hoa đậu biếc mà khiến bệnh tình nặng hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận