Phóng to |
Hai bức ảnh hiếm chụp bề mặt sao Hỏa (ảnh trái do tàu Opportunity chụp địa điểm Wopmay năm 2004 - nơi có dấu hiệu của nguồn nước từng tồn tại; ảnh phải do tàu Tò mò mới chụp, đó là khối đá tại địa điểm Yellowknife Bay - nơi có dòng nước từng chảy qua có độ pH trung tính) - Ảnh: NASA/CNN/The New York Times |
Theo các nhà khoa học, ngày nay bề mặt sao Hỏa khô cằn, đầy bụi và lạnh nhưng cách đây khoảng 3 tỉ năm, đây là một hành tinh “hiếu khách” với bầu không khí dày, thời tiết ấm hơn và có sự hiện diện của dòng nước hỗ trợ sự sống của các vi sinh vật.
Kết luận được các nhà khoa học NASA đưa ra sau khi phân tích mẫu bột đá do tàu Tò mò khoan từ một khối đá dưới lòng suối cổ trên hành tinh đỏ hoang vắng.
Phân tích cho thấy mẫu bột đá chứa các thành phần hóa học hỗ trợ sự sống phát triển, đó là lưu huỳnh, nitơ, hydro, oxy, phốtpho và carbon.
Ông John Grotzinger, làm việc tại Phòng thí nghiệm khoa học sao Hỏa thuộc Viện Công nghệ California (Mỹ), nói các chất nêu trên “có hiệu quả như pin” và có thể cung cấp nguồn năng lượng cho sự sống.
Theo kế hoạch, tàu Tò mò sẽ tiến hành hố khoan thăm dò thứ hai trong tháng 5 tới để tiếp tục khám phá xem liệu sự sống có thể tồn tại trên hành tinh đỏ hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận