TTCT - Trong vài năm qua, thị trường điện ảnh Nga liên tục phát triển với số rạp chiếu và lượng vé bán ra tăng vọt. Tuy vậy, phim Hollywood chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà làm phim Nga đang tìm cách thay đổi thực tế này và “bom tấn” Stalingrad (Đại chiến Stalingrad) là nỗ lực lớn đầu tiên. Phóng to Đạo diễn Fedor Bondarchuk chỉ đạo một cảnh quay trong Stalingrad Theo tạp chí Variety, nhà sản xuất phim hàng đầu nước Nga Alexander Rodnyansky cho biết thị trường điện ảnh Nga hiện vẫn đang trong giai đoạn “phôi thai”. Nghĩa là vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ một khu vực dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước thành ngành công nghiệp điện ảnh thực thụ, nơi các nhà sản xuất phim độc lập làm chủ. Dù vậy, tiềm năng của thị trường điện ảnh Nga là cực kỳ to lớn. Chỉ 1/20 Tổ chức điện ảnh Pháp UniFrance ước tính số vé xem phim bán ra tại Nga trong nửa đầu năm 2013 đạt 94,4 triệu vé, đạt tổng doanh thu gần 700 triệu USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này tương đương với Pháp dù ở Nga chỉ có khoảng 3.220 phòng chiếu phim hiện đại so với con số 5.545 của Pháp. Dân số Nga lên tới 143 triệu người, vượt xa mức 64 triệu của Pháp. Do đó, chắc chắn thị trường điện ảnh Nga sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, các bộ phim Hollywood đang thống trị thị trường Nga một cách tuyệt đối. Trong năm 2012, phim nội địa Nga chỉ kiếm được vỏn vẹn 15% trong tổng doanh thu 1,24 tỉ USD tiền bán vé. Nửa đầu năm 2013, chỉ có một phim Nga lọt vào top 20 phim đạt doanh thu cao nhất là phim thể thao The legend of No.17 (Huyền thoại số 17). Tại những liên hoan phim quốc tế lớn như Cannes, Venice hay Berlin, các tác phẩm điện ảnh Nga cũng xuất hiện mờ nhạt, không để lại ấn tượng. Kết quả quá nghèo nàn này chính là nguyên nhân dẫn tới việc Bộ Văn hóa Nga nắm quyền kiểm soát trực tiếp Quỹ Điện ảnh và sa thải người đứng đầu cơ quan này là ông Sergei Tolstikov. Theo cách sắp xếp mới, Bộ Văn hóa Nga sẽ tiếp vốn sản xuất các phim mang tính chất văn hóa, lịch sử, còn Quỹ Điện ảnh sẽ đầu tư vào các phim có nội dung thương mại, giải trí. Variety dẫn lời ông Ilya Bachurin, tổng giám đốc Hãng phim Glavkino, cho biết các hãng phim đều ủng hộ chính sách này của chính phủ. Công nghệ Imax Nhưng ông Bachurin cho rằng sự phát triển của ngành điện ảnh Nga phải phụ thuộc vào nỗ lực và kỹ năng của các nhà sản xuất độc lập. Và “bom tấn” Stalingrad của Hãng phim Art Pictures Group được giới điện ảnh Nga đánh giá là một nỗ lực lớn để chống lại sự “xâm lăng” của Hollywood tại thị trường Nga. Tác phẩm của đạo diễn kiêm diễn viên và nhà sản xuất nổi tiếng Fedor Bondarchuk sẽ ra mắt khán giả ngày 3-10 tới đây. Stalingrad là bộ phim đặc biệt đối với điện ảnh Nga không chỉ bởi tái hiện cuộc giao tranh đẫm máu trong Thế chiến II, kéo dài chín tháng khiến 2 triệu người thiệt mạng. Theo Hãng tin RIA Novosti, Stalingrad là bộ phim Nga đầu tiên được quay bằng công nghệ ba chiều (3-D) và cũng sử dụng công nghệ IMAX. Đây là chuẩn ghi hình và phim có độ phân giải cao hơn phim 35mm thông thường, do đó có thể được chiếu trên các màn chiếu cực lớn, khoảng 22m chiều rộng và 16m chiều cao. Trước Stalingrad, chưa một hãng phim nào ngoài Mỹ quay phim bằng công nghệ IMAX. Kinh phí bộ phim khoảng 30 triệu USD, không là gì so với tiêu chuẩn Hollywood nhưng là một khoản đầu tư rất lớn tại Nga. Và dự kiến Stalingrad cũng sẽ được trình chiếu tại 3.200 phòng chiếu ở Trung Quốc, con số kỷ lục đối với một tác phẩm điện ảnh Nga. Tin mới nhất: Bộ Văn hóa Nga đã quyết định chọn Stalingrad đại diện điện ảnh Nga đi tranh giải Oscar phim nước ngoài xuất sắc nhất vào năm 2014. Điều đặc biệt là cha của đạo diễn Fedor Bondarchuk - diễn viên kiêm đạo diễn Sergei Bondarchuk - từng đoạt giải Oscar phim nước ngoài với tác phẩm War and peace (Chiến tranh và hòa bình), chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Lev Tolstoy, vào năm 1968. Rất có thể đạo diễn Fedor Bondarchuk sẽ nối tiếp thành công của cha mình với tác phẩm mang tính cột mốc của điện ảnh Nga. Đoạn phim quảng cáo Stalingrad đã xuất hiện trên mạng Internet và các trang web điện ảnh ở Mỹ đánh giá những hình ảnh trong phim gây ấn tượng không kém tác phẩm Saving private Ryan (Giải cứu binh nhì Ryan) từng đoạt giải Oscar của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg. Đạo diễn Fedor Bondarchuk từng gây tiếng vang lớn với tác phẩm The 9th company (Trung đội số 9), bộ phim ăn khách nhất nước Nga năm 2005 và đoạt tám giải thưởng. Ông tiết lộ Stalingrad không chỉ mô tả cuộc chiến tàn khốc ở Stalingrad mà còn là câu chuyện đời, chuyện tình của một gia đình Xô viết bị mắc kẹt trong chiến tranh. Tags: StalingradĐiện ảnh NgaĐạo diễn Fedor Bondarchuk
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.