26/06/2019 11:35 GMT+7

Sự khắc nghiệt của lò đào tạo cầu thủ La Masia

NGUYÊN KHÔI
NGUYÊN KHÔI

TTO - 'Chỉ khoảng 1% cầu thủ trưởng thành từ La Masia có cơ hội khoác áo đội 1 Barcelona', ông Miquel Puig - cựu quản lý tại CLB Barcelona và hiện là ông chủ Học viện đào tạo bóng đá trẻ tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha - chia sẻ cùng Tuổi Trẻ.

Sự khắc nghiệt của lò đào tạo cầu thủ La Masia - Ảnh 1.

Carles Alena - ngôi sao mới của lò La Masia

Sàng lọc khắc nghiệt

Tháng 10-2011, lò La Masia đã khai trương nơi ở mới có diện tích gần 6.000m2. Để có thể được chọn vào lò La Masia ăn tập với giấc mơ trở thành ngôi sao là chuyện không hề dễ dàng. Ông Miquel Puig cho biết có hai cách chủ yếu mà lò La Masia tuyển chọn tài năng nhằm đào tạo nên những cầu thủ giỏi nhất cho CLB Barcelona.

Thứ nhất, thông qua sự tuyển chọn từ các HLV ở Học viện Barcelona (FCBEscola) khi huấn luyện và thi đấu. Trong đó, quan trọng nhất của việc tuyển chọn là khi HLV dẫn đội đi thi đấu ở những giải trẻ quốc nội mỗi tuần hoặc tham dự nhiều giải đấu trẻ quốc tế hằng năm... 

Thứ hai, tận dụng triệt để mạng lưới "trinh sát" của CLB Barcelona trên toàn thế giới do Pep Boada (57 tuổi) dẫn đầu.

Tuyển chọn gắt gao đầu vào, quá trình sàng lọc "hạt giống" tại lò La Masia càng khắc nghiệt không kém. Nếu một cầu thủ trẻ nào đó không tiếp tục phát triển chuyên môn, họ sẽ bị thải loại, nhường chỗ cho cầu thủ khác.

Chuẩn bị hành trang cho cầu thủ

Nếu không thể chơi cho đội 1 CLB Barcelona, các cầu thủ của lò La Masia có thể tìm cơ hội chơi bóng chuyên nghiệp ở các CLB khác. Mới nhất, Jordi Mboula (20 tuổi), ngôi sao tại các giải trẻ châu Âu, phải đến CLB Monaco vào năm 2017; Eric Garcia (18 tuổi) - hậu vệ hay nhất lò La Masia - cũng chuyển tới CLB Man City cùng năm...

Do cơ hội chơi bóng chuyên nghiệp quá ít, các cầu thủ trẻ tại lò La Masia nói riêng hay các học viện khác tại Tây Ban Nha nói chung còn được học văn hóa để chuẩn bị cho tương lai trong trường hợp không thể chơi bóng chuyên nghiệp. 

Từng dạy văn hóa cho các cầu thủ ở lò La Masia, ông Miquel Puig đã có những chia sẻ rất chân tình: "Là nhà giáo dục, chúng tôi có trách nhiệm cung cấp cho các cầu thủ trẻ không chỉ về kỹ năng bóng đá tốt nhất mà còn cả việc học văn hóa. Xác suất để trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp là rất thấp.

Vì vậy, chúng tôi cũng phải tập trung vào sự phát triển của các cầu thủ, làm thế nào để họ chuẩn bị cho tương lai trong trường hợp không thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Đó là dạy họ có khả năng làm các công việc khác (theo sở thích, khả năng, năng lực...), có liên quan đến bóng đá hay bất kỳ lĩnh vực kiến thức nào khác".

CLB nên đầu tư vào học viện bóng đá

Ông Miquel Puig phân tích: "Đầu tư vào học viện bóng đá là điều tốt nhất mà bất kỳ CLB chuyên nghiệp hay nghiệp dư nào cũng có thể làm được vì chi phí cho việc đào tạo ra một cầu thủ luôn rẻ hơn 10 lần so với mua một cầu thủ từ nơi khác. Tuy không biết nhiều về bóng đá VN, lời khuyên của tôi là VN tập trung vào việc đào tạo cho các cầu thủ ở độ tuổi lên 8. Theo tôi, họ sẽ là những cầu thủ chủ chốt để phát triển thế hệ tương lai của bóng đá VN".

La Masia, trường dạy 'phép thuật' tại châu Âu

TTO - Khuya nay 10-1, tại Zurich, Thụy Sĩ sẽ xướng tên cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 2010. Dù Messi, Xavi hay Iniesta đoạt được danh hiệu cao quý này thì đó cũng sẽ là một thắng lợi to lớn của La Masia, trung tâm đào tạo cầu thủ trẻ của Barcelona.

NGUYÊN KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên