Trong số đó, phân Urea khoảng 2 triệu tấn, phân DAP khoảng 900.000 tấn, phân SA 850.000 tấn, phân bón kali 950.000 tấn, phân lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn khoảng 400.000–500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.
Tuy nhiên, theo thông tin thực tế thì hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay mới chỉ đạt 40-45% với phân đạm, 25-30% với phân lân và khoảng 55-60% với phân kali.
Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra lượng phân bón thất thoát, cây trồng không sử dụng được còn gây ra suy thoái đất, nước, chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và là nguồn phát thải thải khí nhà kính vào khí quyển.
Những thông tin này vừa được cung cấp tại hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức ngày 14/11, tại Hà Nội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp, như: ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai, địa hình; kiến thức và trình độ canh tác của người nông dân; công nghệ sản xuất phân bón của các đơn vị sản xuất; công tác nghiên cứu, đào tạo, tuyên truyền và quản lý của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.
Phân bón và hóa chất là yếu tố đầu vào chiếm khoản chi phí lớn nhất trong trồng trọt của nông dân hiện nay. Vì vậy, nếu sử dụng phân bón không hợp lý sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng đến chất lượng của các mặt hàng nông sản.
Do đó, để đảm bảo chất lượng sản phẩm cây trồng, mang lại năng suất cao thì ngoài việc sử dụng loại phân bón đảm bảo chất lượng, còn rất cần những kiến thức khoa học trong sử dụng phân bón sao cho hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo năng suất, bảo vệ môi trường, mang lại sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới trong hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp.
Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách đầu tư xây dựng hệ thống các phòng kiểm nghiệm, các tổ chức chứng nhận đảm bảo chất lượng, để đáp ứng được công tác quản lý Nhà nước về phân bón; đầu tư có trọng điểm một số phòng kiểm nghiệm chuẩn làm chức năng trọng tài hay giám sát chất lượng của toàn bộ hệ thống.
Cùng với đó, các bộ ngành liên quan cần có sự phối hợp tăng cường siết chặt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh. Thông báo công khai, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khi phát hiện các cơ sở, sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận