Công nghệ này đã được “mở màn” từ những năm 1940. Thời điểm đó, hai nhà khoa học tại tập đoàn General Electric, Mỹ đã thực hiện thí nghiệm kích thích tăng tinh thể băng trong những đám mây siêu lạnh trên đỉnh núi Washington thuộc tiểu bang New Hampshire. Họ đã thành công trong việc tạo ra mưa nhân tạo nhờ sử dụng những viên đạn chứa bạc iotua (AgI) bắn vào đám mây và nhận bằng sáng chế kỹ thuật gieo mây (cloud-seeding) năm 1948.
Các nhà khoa học cho rằng, vấn đề lớn nhất của kỹ thuật gieo mây là tính hiệu quả. Bởi, ngay cả với công nghệ tiên tiến ngày nay, con người cũng rất khó phân biệt thời tiết diễn ra tự nhiên hay do kỹ thuật gieo mây tạo ra.Tiếp đó là công nghệ có tên gọi “kỹ thuật gieo mây”. Theo đó, các nhà khoa học đưa thêm hóa chất vào đám mây để giảm nhiệt độ, đồng thời cung cấp thêm nhiều hạt nhân ngưng tụ hơi nước khiến quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn.
Hiện, vài nơi trên thế giới đã sử dụng công nghệ kiểm soát thời tiết để ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách tạo ra sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên quy mô lớn. Trong đợt hạn hán ở California và một số bang thuộc vùng Trung Tây Mỹ, dự án gieo mây được áp dụng để tăng lượng mưa, nhằm cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ canh tác nông nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận