06/07/2013 00:01 GMT+7

Sử dụng an toàn các thiết bị có nguy cơ cháy nổ cao trong gia đình

Nguồn: Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP.HCM
Nguồn: Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP.HCM

Tin dịch vụ - Trong thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM xảy ra nhiều vụ cháy nhà dân, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người dân bất cẩn trong cách sử dụng an toàn các thiết bị có nguy cơ cháy, nổ cao trong gia đình như thiết bị điện, gas. Sau đây là một số mẹo để người dân sử dụng an toàn và phòng tránh nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.

Đầu tiên là cách sử dụng gas an toàn:

- Hạn chế việc dùng nồi có đáy lớn đun nấu trên bếp gas mini vì ngọn lửa sẽ trùm xuống bình gas rất nguy hiểm.

- Không nên đun lâu và liên tục trong thời gian dài vì nhiệt độ của lửa sẽ ảnh hưởng đến bình gas khiến cho áp suất trong bình tăng lên, dễ cháy nổ khí gas hơn.

- Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn lưu cữu trong quá trình đun nấu dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…

- Khi phát hiện khí gas rò rỉ, hãy nhanh tay khóa van điều áp, mở các cửa cho thông thoáng, tuyệt đối không được bật quạt điện, không sử dụng điện thoại trong khu vực nguy hiểm.

- Nên đặt bình thấp hơn bếp, không đặt bình úp hoặc nằm ngang.

- Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống, dây dẫn gas.

- Cảnh giác với các trò tiếp thị thiết bị gas trôi nổi, đồng thời thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bếp gas, bình gas, van gas, ống dẫn gas... Khi đun nấu xong phải khóa van gas lại.

Thứ hai là cách sử dụng an toàn thiết bị điện:

- Khi không dùng các máy móc, thiết bị có sử dụng điện thì nên rút hẳn phích cắm điện tra khỏi ổ cắm.

rk6P4pIf.jpg

- Dụng cụ sử dụng điện phải được giữ cách xa nguồn nước. Không để bất kỳ đồ đạc chạy bằng điện nào gần chậu rửa, chậu nước, đường ống nước, không chạm vào chúng khi tay bạn chưa khô.

- Máy vi tính, ti vi cũng như máy móc có tỏa nhiệt khi hoạt động nên được đặt ở nơi không khí lưu thông thuận lợi, đừng nên đặt các vật khác lên trên chúng.

- Thường xuyên kiểm tra các hệ thống dây điện xem chúng có bị trầy xước hay đứt gãy không, thay ngay hệ thống dây điện bị côn trùng phá hoại. Tránh tự ý thay đổi phích cắm. Nếu phích cắm không thể ăn khớp với ổ cắm bạn nên sử dụng một phích nối phù hợp.

- Bất kỳ ổ cắm nào không được sử dụng đến nên được dán lại hoặc vô hiệu hóa.

- Tắt các thiết bị sử dụng điện khi trời mưa to có sấm chớp.

- Nếu thấy bất kỳ dây điện nào bị rơi hay thõng xuống, bạn cũng không nên lại gần và chạm vào. Tốt nhất nên báo cho kỹ sư điện hay nhà quản lý biết để xử lý kịp thời.

- Không nên sử dụng hoặc cho phép việc dùng dây điện vào các mục đích khác với khuyến cáo ban đầu của nó.

- Hệ thống dây điện cũng như dụng cụ điện không tồn tại vĩnh cửu, chúng sẽ hao mòn theo thời gian. Khi mua sắm đồ điện, nên chọn sản phẩm có chất lượng tốt, tránh mua hàng chất lượng thấp vì nó dễ hỏng hóc gây chập điện cao.

- Đồ đạc hàng hóa để gọn gàng, không che chắn lối đi, thoát hiểm. Đề phòng nơi có nguy cơ cháy cao, tránh để các vật dụng dễ bén lửa gần nơi có nhiệt độ cao như gần ổ điện, bếp, bàn thờ…

Ngoài những cách sử dụng an toàn các thiết bị có nguy cơ cháy nổ cao trong gia đình, thì mỗi gia đình cũng nên bố trí lắp đặt các thiết bị chữa cháy căn bản để kịp ứng phó khi có cháy, nổ xảy ra:

- Sử dụng các bình chữa cháy. Vị trí đặt bình là nơi dễ dàng thấy và lấy hoặc nơi có nguy cơ cháy cao, thường được đặt nơi hành lang, cầu thang.

- Trang bị thang dây thoát hiểm: gắn sẵn tại ban công từng tầng để có thể di chuyển nhanh chóng ra ngoài mà không phải qua tầng đang cháy.

- Mặt nạ phòng khói, độc: bao trùm đầu tránh ngợp khí, hít phải khí độc, cay mắt, giúp thoát hiểm dễ dàng. Đặt trong phòng nơi thường xuyên sử dụng.

Nguồn: Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy TP.HCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên