Startup ví điện tử Gpay nhận đầu tư hơn 400 tỉ đồng - Ảnh: ĐỨC THIỆN
Gpay được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các dịch vụ như: cổng thanh toán điện tử; hỗ trợ thu hộ, chi hộ, ví điện tử.
Ví này có hệ sinh thái hỗ trợ từ G-Group với gần 30 triệu người dùng trên các nền tảng tài chính, công nghệ tài chính và các nền tảng kết nối thông tin.
Khoản đầu tư sẽ được Gpay sử dụng vào việc tăng trưởng người dùng dựa trên hệ sinh thái sẵn có, phát triển các giải pháp công nghệ mang tính chiến lược và đầu tư phát triển con người với sứ mệnh mang lại sự tiện ích, an toàn và hạnh phúc hơn cho mọi người dân Việt Nam qua việc cung cấp các nền tảng về dịch vụ tài chính trên thiết bị di động.
Trong khi đó, KB Financial Group là tổ chức tài chính hàng đầu của Hàn Quốc chuyên cung cấp đa dạng các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. Với tập khách hàng lớn chiếm 66% dân số Hàn Quốc, KB đang là tập đoàn dẫn đầu thị trường trong 12 năm liên tiếp, tổng tài sản lên tới 520 tỉ USD.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến ngày 15-10-2020 có 39 công ty tại Việt Nam không phải là ngân hàng đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
Còn theo khảo sát "Tình hình sử dụng ví điện tử tại Việt Nam năm 2020" của Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, MoMo đang là ví điện tử đứng đầu thị trường, Airpay phổ biến với những người mua sắm trực tuyến, ZaloPay thu hút nữ giới nhờ tích hợp chức năng trò chuyện thân thiện...
Cũng theo khảo sát này, yếu tố lớn nhất thúc đẩy người dùng đến với ví điện tử là tiện lợi và có khuyến mãi. Mục đích sử dụng ví điện tử thông dụng nhất là nạp tiền điện thoại và chuyển tiền. Tuy nhiên, giá trị giao dịch vẫn còn hạn chế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận