13/09/2024 17:00 GMT+7

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, làm sao phòng tránh?

Trong 5 năm gần đây, sốt xuất huyết ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Tại TP.HCM, từ đầu năm đến nay có khoảng 6.600 ca mắc sốt xuất huyết và trong tuần gần nhất, TP ghi nhận 226 ca.

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, làm sao phòng tránh? - Ảnh 1.

Trẻ được phụ huynh đưa đi tiêm phòng bệnh tại VNVC

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục phát cảnh báo về tình trạng gia tăng tỉ lệ mắc sốt xuất huyết trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây. Theo thống kê của WHO, năm 2019, số ca mắc sốt xuất huyết toàn cầu đạt mức cao nhất trong lịch sử với 4,9 triệu trường hợp được ghi nhận tại 129 quốc gia.

Đầu năm 2023, WHO tiếp tục cảnh báo sốt xuất huyết là bệnh nhiệt đới lây lan nhanh nhất thế giới, đồng thời là một "mối đe dọa đại dịch".

Tại Việt Nam, trong 5 năm gần đây, dịch tễ sốt xuất huyết diễn biến ngày càng phức tạp. Nếu giai đoạn 1980-2018, Việt Nam thường ghi nhận đỉnh dịch mỗi 10 năm, thì giai đoạn 2019-2023, Việt Nam đã trải qua tới 2 đợt đỉnh dịch vào năm 2019 (hơn 334.231 ca) và năm 2022 (367.729 ca), đứng thứ hai toàn cầu, chỉ sau Brazil.

Năm 2023, cả nước tiếp tục ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người tử vong. Mặc dù số ca mắc giảm khoảng 54%, số tử vong giảm 72% (giảm 108 trường hợp) so với năm 2022, nhưng dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam từ năm 2023 đến nay diễn biến phức tạp và khác thường hơn so với mọi năm.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, từ đầu năm đến nay, TP ghi nhận khoảng 6.600 ca mắc sốt xuất huyết.

Trước đây, sốt xuất huyết thường diễn biến theo mùa. Mùa mưa là mùa cao điểm của sốt xuất huyết do liên quan đến sự sinh sản của loài muỗi. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố như biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu, quá trình đô thị hóa hay giao thương phát triển, dịch sốt xuất huyết ngày càng diễn tiến khó lường. 

Hiện nay tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn ra rải rác quanh năm và xuất hiện trên mọi miền đất nước. 

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam lưu hành cả 4 type virus Dengue, nhưng type virus lưu hành chủ yếu là DENV-1, DENV-2. Trong năm 2023, type DENV-2 chiếm 88%; năm 2024 type DENV-2 chiếm khoảng 70%. Type DENV-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch, cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.

Nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về sốt xuất huyết, các biện pháp phòng bệnh... Báo Tuổi Trẻ phối hợp Hệ thống tiêm chủng VNVC tổ chức sự kiện Talkshow kết hợp giao lưu trực tuyến: "Phòng chống bệnh sốt xuất huyết: Vắc xin và các biện pháp bảo vệ", với sự tham gia của các khách mời: 

- ThS.BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), 

- TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM 

- BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Chương trình diễn ra từ 9-11h ngày 14-9-2024 và được cập nhật liên tục trên . 

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, làm sao phòng tránh? - Ảnh 2.

Đặt câu hỏi đến
Gửi câu hỏi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên