TTCT - 1. Ai có về xã Vĩnh Thạnh, huyện Thạnh An, thành phố Cần Thơ quê tôi cách đây ba năm sẽ rất “ấn tượng” với một con đường đầy ổ gà, ổ voi và ngập ngụa bùn sình. Có một "Thế hệ tôi"? LTS: Khác với những câu chuyện của diễn đàn ”Thế hệ tôi” trước đây (xem TTCT từ số ra ngày 30-6), tham gia Câu chuyện cuộc sống đề tài này là hai ý kiến phản biện. Theo họ, không thể nói đại bộ phận lớp trẻ bây giờ là thờ ơ với thời cuộc, luôn tìm cách khẳng định mình nhưng lại tự ti và hoang mang. Phóng to Minh họa: Vũ Đình Giang Thế nhưng ngày gần đây về quê thăm gia đình, tôi không tin vào mắt mình khi nhìn thấy con đường ấy được tráng ximăng láng ngót, hai bên đường trồng đầy hoa nút áo tím xen với sao nhái vàng rực. Hỏi mọi người mới hay đó là công lao của H., chàng trai cùng xóm với tôi. H. tốt nghiệp đại học, ra trường với tấm bằng loại giỏi và được nhận vào làm tại một ngân hàng. Với nghiệp vụ cao và sự nhạy bén bẩm sinh em đã nhanh chóng giữ một vị trí then chốt trong ngân hàng ấy. Em giúp nhiều doanh nghiệp vay vốn xuất khẩu nông sản với cái tâm là giúp cho nông dân thoát nghèo. Khi giám đốc một số doanh nghiệp muốn “bồi dưỡng”, em quyết không nhận. Cuối cùng những doanh nghiệp được em giúp đỡ đã trả ơn vùng đất đã sinh ra em bằng cách cùng nhau xây một con đường cho trẻ con quê em đi học. 2. Tôi cũng quen biết với rất nhiều bạn trẻ biết sống vì cộng đồng, sống để lan tỏa niềm vui và nụ cười. Trong một lớp kỹ năng mềm, tôi quen một em gái tên T., trên Facebook mang nick Cát Trắng, em mới 24 tuổi. Tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, em trở về quê nhà, thành phố Biên Hòa. Em lập một quán cà phê nhỏ với một ý định cháy bỏng là thay đổi lối sống vùng quê em. Do cách chọn nhạc và trang trí quán rất “teen”, khách của quán em chủ yếu là các bạn trẻ trên dưới hai mươi. Các bạn trẻ tới quán, em thường ngồi trò chuyện và phân phát tờ rơi về cách phòng tránh HIV, hướng dẫn cho khách trò chơi Edugame để các bạn trẻ có một sân chơi lành mạnh. Tiền lời từ quán, em và một số bạn cùng chí hướng gom góp mua mì gói, sách vở, bánh kẹo chở lên tặng các em nhỏ người dân tộc Cơ Tu và các em trong trại trẻ mồ côi Biên Hòa. Em bảo em lấy nick Cát Trắng vì “em thấy mình cũng chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi trong cuộc đời này, nhưng cát sẽ sống một cuộc đời trọn vẹn của cát, sẽ xôn xao với biển và tô điểm cho đời”. 3. Mùa hè này, qua Facebook, N. - con gái tôi - làm quen nhóm bạn trẻ Việt Nam sống và học tập tại Phần Lan. Các bạn sinh viên Việt Nam tại đây đang liên kết nhau để mở hội chợ bán sách vở, laptop, túi xách hay đồ dùng cũ gây quỹ ủng hộ chương trình Cơm có thịt của ông Trần Đăng Tuấn. Biết N. học ngành kiến trúc, các bạn du học sinh liền “lôi kéo” N. vào cuộc, và N. lôi kéo các bạn cùng lớp làm thiệp gửi sang Phần Lan bán gây quỹ. Không ngờ số lượng thiệp rất lớn được các bạn du học sinh bán hết veo trong ba ngày hội chợ và có một số tiền dư kha khá cho chương trình Cơm có thịt. Con gái tôi bắt đầu cảm thấy vui và tự hào vì mình cũng là một mắt xích nhỏ trong một chương trình lớn đầy ý nghĩa. Cũng qua mạng xã hội, tôi biết rằng chương trình Cơm có thịt này có sự ủng hộ rất lớn từ hàng ngàn, hàng chục ngàn sinh viên Việt Nam trên thế giới, Pháp, ý, Nhật, Mỹ, Nga, Phần Lan, Úc... Các bạn trẻ chạy theo tiền tài vật chất, chạy theo lối sống xa hoa có thể dùng mạng xã hội để khẳng định đẳng cấp, xây dựng hình ảnh cá nhân theo kiểu “tôi sành điệu”, “tôi giỏi giang” hay “tôi xinh đẹp - mát mẻ”. Không thể nói khác hơn là các bạn trẻ ấy chạy theo những giá trị ảo, thể hiện cuộc sống tinh thần nghèo nàn và trống vắng niềm tin vào bản thân. Trong khi đó số đông các bạn trẻ khác sống là để cho đi, sống là để lan tỏa niềm vui và lòng tốt thì mạng xã hội giúp họ tìm kiếm thêm bạn đồng hành, mong có thêm một bàn tay giúp sức nâng người khác dậy. Với những người trẻ này khi họ cho đi, họ cũng cảm thấy đã nhận về mình thật nhiều niềm vui rồi. ___________ Là một thành viên của thế hệ 9x, tôi thấy quả thật rất khó phủ nhận là thế hệ của tôi và những đàn em sau chúng tôi là một thế hệ hết sức coi trọng cái tôi và tính cá nhân. Chưa cần bàn cãi liệu đây có phải là điều tiêu cực và đáng lên án hay không, tôi tin “Thế hệ tôi” - nếu đúng thế - là một sản phẩm không thể tránh khỏi của thời đại thế giới phẳng này. Cái tôi như một hệ tư tưởng Có điều kiện học chung với các bạn trẻ Mỹ, tôi nhận thấy người Mỹ chú trọng sự riêng tư, tính cá nhân đối với họ là một hệ tư tưởng giá trị (individualism), từ cách sinh hoạt gia đình đến cách dạy trẻ ở trường lớp - tính cá nhân là một chủ đề được đề cao và nhắc đi nhắc lại. Sinh viên Mỹ luôn được khuyến khích phải thể hiện mình, phải biết cách phản biện, phải tư duy độc lập và khác biệt với số đông. Cái gì càng độc đáo và lập dị thì càng hay, đại loại vậy. Ryan Higa, một chàng trai Mỹ rất đình đám trên trang YouTube, từng phát biểu trong một video là: “Lập dị tức là khác biệt, khác biệt ở đây thì rất là hay ho chứ không như những người bình thường ai cũng giống ai”. Tuy nhiên, individualism không chỉ dừng lại ở đó. Người Mỹ đưa sự đề cao tính cá nhân và độc lập vào những quyết định sống hằng ngày, trong cách đối xử với người trong gia đình. Những người bạn Mỹ cùng lớp với tôi hầu như sau 18 tuổi đều dọn ra ở riêng, muốn đi học đại học thì vay tiền chính phủ chứ không đụng gì tới tiền tài của cha mẹ. Tôi có một người bạn vừa đi học vừa đi làm 50 tiếng một tuần để có đủ tiền trả tiền học và tiền thuê nhà. Cứ tưởng gia đình bạn rất khó khăn, nào ngờ hôm ghé nhà ba của bạn chơi mới biết ba của bạn sống trong một căn nhà hết sức “hoành tráng”, có hồ bơi và mấy chiếc xe hơi đắt tiền. Tôi cười nói với bạn, “nếu ba mẹ tớ mà có căn nhà thế này thì tớ không phải đi ở thuê tốn tiền” thì bạn bảo bạn không muốn lấy một đồng nào từ gia đình của bạn, chỉ có một lần quá túng phải mượn tạm thêm 100 USD để đóng tiền học, tháng sau đó bạn trả lại ngay. Bạn cũng nhắc đi nhắc lại là “người có tiền là ba của tớ, còn tớ thì không có đồng nào cả”. Một trường hợp khác tôi gặp là một thiếu niên người Mỹ 16 tuổi, ngồi co ro trước một tiệm bánh mì Việt Nam. Hôm ấy trời khá lạnh mà cậu cứ ngồi trước cửa, ôm balô vào lòng mặt mày đăm chiêu. Tôi lại hỏi chuyện, mới biết là cậu từ nơi xa tới thành phố, cốt là để vào xưởng làm cho ba của cậu, nhưng vì sao đó mà xưởng khóa cửa, cậu không liên lạc được với ba hay bất cứ ai trong gia đình, thế là không biết phải đi đâu. Tôi hỏi cậu tính ngủ ở đâu tối nay, cậu trả lời “tính ra thì tôi vô gia cư rồi, nhưng chị đừng lo, tôi sang nhà bạn ngủ nhờ một vài bữa cũng được”. Khi ấy tôi nhìn cậu, vừa khó hiểu vừa xót xa, nhưng rồi sau đó vài tháng, trò chuyện với một sinh viên khác của trường, tôi mới nhận ra đây chẳng phải là điều gì xa lạ với người Mỹ. Cái tôi nửa vời Khác với người Việt ta luôn cố gắng bảo bọc con cái, người Mỹ đẩy con cái vào đời kể cả khi đám trẻ còn bỡ ngỡ. Đương nhiên, những bậc cha mẹ này vẫn hiện diện trong đời sống con mình, thỉnh thoảng đưa ra lời khuyên, hướng dẫn, nhưng chúng làm gì là chuyện của chúng, không có sự phụ thuộc hay dựa dẫm ở đây. Ý niệm về tính cá nhân du nhập qua nhiều đất nước và tiếp cận giới trẻ Việt là điều không thể tránh khỏi trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay. Nhưng tôi có cảm giác giới trẻ chúng tôi đang đón nhận nó nửa vời. Đối với giới trẻ phương Tây, cái tôi là một hiện thực hoàn toàn, để đổi lấy sự độc lập khác biệt thì những đứa trẻ phải ra đời lăn lộn và va chạm, tự gầy dựng tương lai của mình bằng hai bàn tay trắng (cùng với sự trợ giúp của chính phủ, nhưng sau này số nợ từ việc học đại học đã làm lao đao rất nhiều người). Chính cái va chạm đó tạo nên cái tôi cho họ, họ thấy mình có quyền bảo vệ cái tôi của mình vì những gì mình đạt được quả thực là do chính mình tạo nên. Theo cách nghĩ này thì một “Thế hệ tôi” như vậy chẳng có gì đáng trách hay đáng tránh. Ngược lại, ở Việt Nam, các bạn trẻ luôn có hậu thuẫn không nhỏ từ gia đình để làm hành trang vào đời. Về mặt suy nghĩ thì các bạn muốn chứng minh bản thân mình, nhưng về mặt thực hành thì các bạn vẫn đang lệ thuộc vào người khác, điều này tạo ra sự thiên lệch, mà thế hệ cha mẹ nhìn vào đây sẽ thấy con mình hết sức ích kỷ, thiếu lòng biết ơn. Những đứa con thì trách cứ cha mẹ đã xâm phạm quá nhiều vào những quyết định riêng tư của đời chúng, dù mặt khác vẫn dựa dẫm, vẫn đòi hỏi sự quan tâm giúp đỡ khi cần thiết. Tôi có những người bạn Việt cũng ra đời rất sớm, tự đi học đi làm và có thể nói họ khá thành công, nhưng chính những người bạn này lại rất trân trọng truyền thống, gắn bó với gia đình và văn hóa Việt. Cũng có thể xem đây là điều ngược ngạo buồn cười, nhưng cái tôi của họ được hình thành từ cội rễ, chứ không phải phủ nhận nó. Tags: Diễn đànGiới trẻCâu chuyện cuộc sốngThế hệ tôiLớp trẻTự ti
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.