TTCT - Cổ Cò - dòng sông từng là tuyến giao thương nối Đà Nẵng và Hội An trong quá khứ đã bị băm nát hai bờ, dẫu nó được ấp ủ sẽ trở thành một dòng sông du lịch độc đáo. Tỉnh Quảng Nam đang làm gì để giải quyết chuyện này? Các dự án nhà ở mọc lên san sát hai bên bờ sông Cổ Cò. Ảnh: B.D. Theo đồ án tổng thể, không gian ven sông Cổ Cò với chiều dài 18km (từ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng về phường Cẩm An, TP Hội An) sẽ là chuỗi công viên văn hóa - lịch sử - sinh thái, và giao thông ven sông. Các dự án xây dựng dọc đôi bờ phải tuân thủ các quy chuẩn về kiến trúc cảnh quan, từ màu sơn của nhà, tỉ lệ cây xanh trong dự án, quy hoạch nội bộ công trình trên dự án…Sông du lịch thành sông… phân lô bán nềnSông Cổ Cò chạy song song bờ biển, nối sông Hàn (Đà Nẵng) với sông Thu Bồn tại Hội An, Quảng Nam. Với tổng chiều dài 25km, Cổ Cò từng là tuyến giao thương giữa 2 cảng thị lớn là Hội An và Đà Nẵng thế kỷ 16 - 18. Nhưng từ thế kỷ 18 trở đi, dòng sông bị bồi lấp, và nay nhiều đoạn chỉ như một tuyến kênh tù đọng.Năm 2013, chính quyền Đà Nẵng và Quảng Nam cùng lên kế hoạch nạo vét, hồi sinh sông Cổ Cò với mục tiêu biến nó thành tuyến du lịch đường thủy, với các khu dân cư hai bên bờ, biến các bãi đất hoang thành các điểm dừng chân nghỉ dưỡng. Theo kế hoạch, luồng sông Cổ Cò sẽ được nạo vét bề rộng đáy luồng 40m, bề mặt luồng 60 - 90m, độ sâu mực nước hơn 2,3m…Trong tổng chiều dài 25km ấy, nay phần sông chảy qua Đà Nẵng (khoảng 6km) đã được TP Đà Nẵng chỉnh trang hơn 80%, theo quy hoạch các khu đô thị dọc quận Ngũ Hành Sơn. Đoạn chảy qua thị xã Điện Bàn kéo sâu về hướng Hội An do tỉnh Quảng Nam phụ trách nhiều năm nay lâm vào cảnh “sa lầy”. Các dự án bất động sản mọc lên hai bên bờ sông, nạn san lấp, bồi lấn, bán đất nền... đã khiến cảnh quan dọc sông Cổ Cò bị xé lẻ, băm nát từ nhiều năm nay. Dọc tuyến sông dẫn từ cuối TP Đà Nẵng đến TP Hội An đâu đâu cũng thấy cảnh dang dở của các dự án.Các dự án nhà ở mọc lên san sát hai bên bờ sông Cổ Cò. Ảnh: B.D. Nhìn cảnh tượng sông Cổ Cò hiện nay, người lạc quan nhất cũng khó mà tin được đây sẽ là dòng sông du lịch như kỳ vọng. “Du lịch, cảnh quan đâu không thấy, tới nay cái thấy rõ mồn một là nhà ống mọc lên như nấm sau mưa, đâu cũng phân lô bán nền” - một người dân sống ở phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, nói.Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh nói rằng mục tiêu lớn nhất là biến dòng sông này thành điểm nhấn về cảnh quan, để nó thành “một trong những dòng sông đẹp nhất Việt Nam”.Và đã qua gần 10 năm kể từ ngày ý tưởng nạo vét sông được thống nhất, dòng sông này ngày càng xấu và nhỏ đi. Năm 2020, Quảng Nam bắt đầu nạo vét, nhưng tiến độ tới nay chưa thấm vào đâu. Tỉnh thậm chí còn chưa ban hành được các quy chuẩn kiến trúc, quy hoạch cảnh quan làm căn cứ điều chỉnh không gian cho các khu đô thị bám dọc sông. Trong khi đó, hàng loạt dự án nhà ở vẫn đều đều san ủi, phân lô bán nền tùy ý.“Lâu nay chưa thấy có quy định nào liên quan đến việc tuân thủ quy định không gian dọc sông cả, chủ yếu do doanh nghiệp tự điều chỉnh theo mô hình dự án” - một doanh nghiệp được tỉnh Quảng Nam giao đất tại khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam) nói.Theo thống kê, tới đầu năm 2022 vệt sông Cổ Cò đoạn từ quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) về đến Hội An đang có khoảng 100 dự án bất động sản khác nhau. Dưới những bảng quảng cáo vẽ ra các khu đô thị đẹp như tranh hai bên bờ sông, qua cơn đỉnh sốt đất từ cuối 2018 tới nay, dọc sông Cổ Cò vẫn là những bãi đất dở dang, những bãi chăn thả trâu bò lem nhem...Các dự án nhà ở mọc lên san sát hai bên bờ sông Cổ Cò. Ảnh: B.D. Sửa sai, muộn còn hơn khôngTheo chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh, từ trước đến nay dọc sông Cổ Cò chỉ có quy hoạch xây dựng điều chỉnh các dự án nhà ở chứ chưa có quy hoạch đô thị cảnh quan. “Đây là sai lầm và tỉnh sẽ quyết tâm sửa sai. Việc ban hành quy hoạch quy chuẩn kiến trúc cảnh quan dọc sông sẽ đưa việc xây dựng, làm đẹp sông Cổ Cò theo một chỉnh thể thống nhất, tránh việc mỗi dự án làm mỗi kiểu, lôm nhôm, lổn nhổn và làm xấu đi dòng sông” - ông Thanh hứa.Ông Thanh cho biết việc chậm trễ ban hành quy hoạch cảnh quan là do bài toán cho chính sách huy động nạo vét khơi thông sông không giải được. Ban đầu tỉnh mời gọi các doanh nghiệp bỏ kinh phí để nạo vét sông, tỉnh sẽ hoàn trả lại bằng quỹ đất hai bên bờ. Nhưng đó là thời điểm đất đai ven sông chưa có nhiều giá trị, chẳng mấy doanh nghiệp không mặn mà. Thất bại vì không huy động được nhà đầu tư để làm tổng thể, tỉnh lại đưa ra chủ trương để các doanh nghiệp bất động sản ven sông tự bỏ kinh phí nạo vét từng đoạn sông đi qua dự án của mình. Sông Cổ Cò đang dần hồi sinh từ dự án nạo vét và chỉnh trang đôi bờ. Ảnh: B.D. “Nhưng khi làm như thế, chúng tôi mới nhận ra việc nạo vét sông rất manh mún, cắt khúc nên cho dừng lại để tìm nguồn vốn khác. Hiện nay chúng tôi đang tìm thầu lớn nạo vét toàn tuyến, tỉnh sẽ xin Trung ương bố trí kinh phí từ nguồn chống biến đổi khí hậu để chi trả” - ông Thanh nói.Từ năm 2020 tới nay, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở ngành ngồi lại cùng doanh nghiệp, mời gọi các đơn vị tư vấn để xây dựng bản quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan. “Bản quy hoạch này sẽ tác động tới từng dự án thành phần. Chỗ nào đã xây dựng rồi thì phải chỉnh sửa, chỗ nào chưa xây thì phải có phương án bám theo bản quy hoạch, làm sao để sông Cổ Cò phải là một chỉnh thể thống nhất về cảnh quan, kiến trúc, không gian đô thị hướng đến phục vụ du lịch” - ông Thanh nói.■ Tags: Tỉnh Quảng NamSông Cổ CòDòng sông cổChỉnh trang dòng sôngÔng Lê Trí Thanh
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.