TTCT - Xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê là một “rốn lũ” của Hà Tĩnh. Những năm gần đây, Hà Tĩnh liên tục chịu những trận lũ lớn, lũ lịch sử. Sau nhiều bối rối, trầy trật và cả mất mát đau đớn, người dân nơi đây đã bắt đầu biết cách sống chung với lũ dữ. Phóng to Một người dân dùng thang để di chuyển xuống thuyền - Ảnh: Nguyễn Khánh Sông Ngàn Sâu chảy qua xã Phương Mỹ khúc khuỷu với chín khúc sông - người dân địa phương gọi là chín khúc hồi lai - nên nước lũ đã đổ về là rút xuống rất chậm. Nằm lọt giữa hai dãy núi Trà Sơn nên mỗi lần lũ về là cả xã trở thành biển nước trắng xóa, kéo dài ngày này qua ngày khác... Cơn lũ vào giữa tháng 10 này ở Phương Mỹ đã chạm đỉnh lũ lịch sử năm 2007. Chúng tôi dùng thuyền máy, chạy mất gần hai tiếng mới đến được “rốn lũ”. Có nhà dân bị nước lũ nhấn chìm hoàn toàn, có nhà còn nhô lên được phần nóc, nhà nào may thì nước chạm trần nhà. Lũ vẫn khốc liệt như năm nào, nhưng những con thuyền được chèo qua chèo lại bình tĩnh giữa các mái nhà cho thấy nỗi sợ hãi, bấn loạn từng đến vào những đợt lũ trước đã không còn... Năm 2007, dân Phương Mỹ chỉ biết bấu víu vào nhau trong đỉnh lũ lịch sử, nhìn của cải trôi theo sông ra biển. Đợt lũ năm 2010, họ cũng chỉ biết bồng bế nhau lên thuyền, lên bè tạm chạy lánh nạn. Tôi vẫn còn nhớ như in cảnh chị Nguyễn Thị Thư ở xã Phương Điền (Hương Khê) chèo một chiếc thuyền ván yếu ớt giữa dòng nước xoáy để mang cơm ra Phương Mỹ cứu đói cho cha mẹ; cảnh những cụ già 80, 90 tuổi ngồi run lẩy bẩy bám trụ trên những chiếc bè mỏng, tròng trành trên nước lũ; những đứa trẻ ăn mì gói sống không biết bao nhiêu ngày... Ông Nguyễn Hồng Quân, chủ tịch xã Phương Mỹ, cho biết trước đây mưa lũ xảy ra ở xã Phương Mỹ chỉ ngập đường, vào nhà. Năm, sáu năm qua, lũ ngày một lớn, dữ hơn: lũ chạm mái nhà, trần nhà rồi ngập nóc nhà, nhấn chìm cả tầng hai trụ sở ủy ban xã. Hơn một tháng nay, bốn cơn lũ lớn nhỏ ập về Phương Mỹ. Nhưng nay đi thuyền đến nhà dân nào cũng thấy có gạo, có thực phẩm khô được gói ghém cẩn thận, nhiều nhà vẫn nhóm được lửa, thổi được cơm. Ông Nguyễn Văn Long (46 tuổi, xóm Trung Thượng) kể trước đây dân tránh lũ bằng cách làm nhà thì đắp nền thật cao, có chạn (trần) để tránh lũ, nhưng những ngôi nhà như thế giờ cũng bị nước lũ nhấn chìm. Dân thì nghèo nên họ bắt đầu làm nhà chòi tránh lũ. Chòi được dựng trên bốn cột bêtông, lợp mái fibro ximăng, chủ yếu để cất tài sản và đưa người lên để tránh lũ, đơn giản thế thôi mà chi phí cũng hết 40 triệu đồng. Phương Mỹ chỉ mới có 39 nhà chòi tránh lũ. Phóng to Người dân sử dụng thuyền để di chuyển giữa các thôn xóm - Ảnh: Nguyễn Khánh Phóng to Bà Nguyễn Thị Lan (79 tuổi, ở xóm Tân Anh, xã Đức Tùng, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) cặm cụi soi đèn dầu để kiểm tra sức khỏe của con bê được đưa vào nhà khi nước lũ dâng cao - Ảnh: Nguyễn Khánh Phóng to Ông Nguyễn Văn Hà (xã Phương Điền, huyện Hương Khê) di chuyển đàn chó và những vật dụng cá nhân của gia đình lên thuyền để tránh nước lũ - Ảnh: Nguyễn Khánh Phóng to Ông Nguyễn Văn Long (ở xóm Trung Thượng, xã Phương Mỹ) và căn nhà chòi tránh lũ - Ảnh: Nguyễn Khánh Dân Phương Mỹ cũng được “tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó với thiên tai” hằng năm. Nghe thì to tát nhưng đơn giản là trẻ con đến 5-6 tuổi bắt đầu được tập bơi, tập chèo thuyền. Xã yêu cầu mỗi hộ dân đều có một chiếc thuyền ba ván dựng sẵn để sau nhà, dự trữ ít nhất 50kg gạo, dùng can nhựa chứa sẵn mấy chục lít nước sạch. Mỗi xóm đều có đội xung kích sẵn sàng ứng cứu người già, trẻ em, phụ nữ mang thai khi lũ ập về... Những xã nằm ngoài đê như Đức Quang, Đức Châu, Đức Tùng, Đức La, Đức Vịnh... của huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cũng thành “ốc đảo” trong lũ. Ông Trần Hữu Bé, phó chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, cho biết trước đây người dân chỉ biết đắp những mô đất cao trong vườn cho trâu bò tránh lũ, nay thì họ xây “nhà tầng” cho trâu bò, cũng bằng cấu trúc đơn giản: cột bêtông, lợp mái fibro ximăng. Xã Sơn Tân có hơn 600 hộ dân thì 580 hộ làm nhà tránh lũ cho trâu bò... “Giờ lũ có về cũng không còn lo như trước, chỉ dắt bò lên tầng hai của nhà tránh lũ là yên tâm” - ông Nguyễn Văn Anh, một trong những người đầu tiên làm nhà tránh lũ cho trâu bò ở xã, nói. Phó bí thư huyện Hương Sơn Nguyễn Duy Trinh cho hay “phong trào làm nhà tránh lũ cho gia súc, gia cầm” đã lan rộng sang các xã Sơn Lĩnh, Sơn Tân, Sơn Giang, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Thịnh... Dân làm trước, chính quyền đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng ra toàn huyện. “Hộ nào nghèo thì được người này giúp công, người khác cho vay vật liệu. Bài toán chống lũ cho gia súc, gia cầm bấy lâu của huyện xem như đã được giải quyết. Số gia súc, gia cầm của huyện chết vì lũ giảm đi rất nhiều” - ông Trinh khoe. Để thích ứng với lũ, người dân Đức La còn có một sáng kiến khác. Họ “trồng” những ống bi bêtông cao vượt lũ hằng năm để giữ nước sạch sinh hoạt. Phương Mỹ giờ là xã duy nhất mà 100% gia đình đều có thuyền và biết chèo thuyền nên chục năm nay, dù luôn chịu đựng những cơn lũ lịch sử nhưng may mắn không ai thiệt mạng. Tags: Hà TĩnhVăn ĐịnhXã Phương MỹLũ dữ
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.